Kaz James luôn thấy bản thân mình là kẻ “kì quặc” và chẳng thể kết nối được với mọi người xung quanh. Mọi thứ dần chấm dứt khi anh biết đến “thú người” (“human pups”) và gặp những người có tư tưởng giống mình.
Phải đến những năm cuối tuổi teen, Kaz mới được lướt mạng. Đấy cũng là lúc anh nhận ra rằng anh không hề cô đơn, rằng ngoài kia cũng có những con người giống như mình.
Thông qua một “diễn đàn thú người online” và những người bạn cấp tiến của mình, người đàn ông 37 tuổi đến từ Salford này được tự do thả lỏng phần thú trong mình.
Chính sự hiện diện của họ đã khiến Kegz xua đi cảm giác mình chỉ là kẻ ngoài lề.
“Tôi chưa bao giờ cảm giác mình là một con người đúng nghĩa cả. Tôi luôn tự thấy bản thân như một con chó bị bỏ rơi đứng ngoài lề xã hội. Tôi chẳng biết gọi tên những cảm xúc ấy là gì, cho đến ngày tôi biết đến họ. Gặp được những con người giống mình, tôi cảm thấy được sống đúng với cái tôi của mình.
Bạn bè luôn biết cách tôi chào họ: lấy răng cắn cổ áo sơ mi của họ, không thì liếm hoặc cắn họ. Không khác gì một em chó nhỉ, tôi đó giờ chính là như thế đấy.”
Giờ đây, khi đã là quản lý một cửa hàng, Kaz tự mô tả bản thân là một “em chó nghiệp vụ K9 toàn thân vàng nâu pha thêm tí họa tiết camo”. Anh cũng thoải mái chào bạn bè bằng cách sủa với họ, cầm đồ bằng miệng và ăn vặt bằng bánh bích quy của chó.
Từ thuở lên sáu, Kagz đã tự thấy mình hành động “như chó” nhưng gia đình và bạn bè anh chưa từng đề cập đến vấn đề này.
Anh quản lý cửa hàng giải thích:
“Từ hồi còn nhỏ là tôi đã thấy mình hành động như chó rồi, tầm đâu hồi sáu tuổi. Chẳng ai nói gì về chuyện đấy cả, không một ai.
Ba mẹ tôi nghỉ hưu sớm, cả nhà chúng tôi chuyển đến sống ở Norfolk. Phải tận đến khi nhà tôi lắp mạng, tôi mới bắt đầu chat chit với mọi người trên internet – chủ yếu là qua mấy cái hội nhóm hay forum.
Hồi đầu nói chuyện với mọi người trên mạng, tôi run dữ lắm. Tôi ở với cả nhà mà, nhiều đêm 3h sáng tôi lẻn xuống nhà để bật máy lên ngồi tìm hiểu về ba thứ này.
Tôi còn lấy cái gối đè lên cục modem tại sợ ba mẹ nghe tiếng modem hoạt động. Tôi lo sợ nếu để ai biết về chuyện này, họ sẽ chỉ tay vào tôi mà mắng rằng ‘đồ bệnh hoạn’”.
Khi đã biết cách sử dụng Internet để tìm hiểu về cộng đồng những người như mình, anh dần dần gia tăng tự tin khám phá sâu hơn về thế giới “thú người” này và sống là mình.
Người quản lý cửa hàng và là đồng sáng lập của Kennel Klub này chẳng ngại ngần mang những trang phục có phần “yểu điệu” tới chốn công sở, ví như một cái áo t-shirt trắng với chữ “pup” ngay trước ngực.
Hết giờ làm, người ta sẽ lại thấy Kaz trong một bộ đồ cao su được làm theo yêu cầu (tốn tầm 400 Euro, khoảng hơn 12 triệu VNĐ), mặt nạ, xích chó, dây harmness và thậm chí là một bộ suit được may riêng với giá lên tới 2000 Euro (hơn 61 triệu VNĐ). Sau một ngày dài làm việc vất vả, với Kaz, không gì thoải mái hơn là ở nhà thả lỏng người và ăn uống trong chiếc bát dành cho chó.
“Tôi cảm thấy lòng mình trở nên thoải mái hơn nhiều khi là một thú-người. Chỉ là một việc nhỏ nhoi như được ăn trong tô dành cho chó thay vì phải dùng dao và nĩa cũng đã khiến tôi nhộn nhạo hạnh phúc hơn biết bao.
Tới nhà bạn thì tôi không ăn cùng bàn với mọi người. Ở nhà hàng tôi sẽ cư xử như một người bình thường. Tôi tập dần và làm quen với con người nhưng thực tâm tôi lại khó chịu với nó.
Tôi không ăn đồ ăn của chó đâu, tôi vẫn ăn đồ ăn thức uống như bao người khác thôi dù đúng là tôi có ăn Bonis, cái đấy ngon thực sự. Có nhiều đồ ăn cho chó mà con người hoàn toàn ăn được, mấy cái đấy thực ra ăn rất tốt đấy.”
Mặc dù bị rất nhiều người lầm tưởng thành một dạng ‘fetish’, Kaz cho rằng đấy chỉ là “một khía cạnh” và tập trung nhiều hơn đến mặt tình cảm cũng như kết nối với những thú vui thuở nhỏ.
Lời khuyên của Kaz đến những người hứng thú với ‘thú –người”?
“Cứ tới rồi thử một lần thôi”.
Comments