Lễ hội Gadhimai đã chính thức bắt đầu vào ngày hôm qua tại Nepal, lễ hội tổ chức từ sáng sớm và tàn sát khoảng 3.500 con trâu và nhiều động vật khác.
Lần gần nhất lễ hội này được tổ chức là năm 2014, nhằm vinh danh nữ thần Hindu Gadhimai và được biết đến là sự kiện hiến tế, lớn nhất thế giới.
Cùng với trâu, các loài động vật khác cũng bị giết trong lễ hội bao gồm dê, lợn, gà, chuột và chim bồ câu.
Các nhà đang hoan nghênh con số động vật chết tại lễ hội này xuống thấp kỷ lục, giảm từ 200.000 con vật bị giết vào năm 2014 xuống còn 3.500 con. Kết quả này có được là nhờ sự ra tay của các nhóm bảo vệ động vật và cơ quan thực thi pháp luật tại Ấn Độ.
Vào thời điểm cao nhất hồi năm 2009, lễ hội này đã giết hại khoảng 500.000 con trâu, dê, bồ câu và các động vật khác. Những cái chết thương tâm khiến các cuộc biểu tình nhằm mục đích chấm dứt lễ hội này xuất hiện dày đặc hơn.
Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng hàng ngàn động vật vẫn định sẵn bị giết hại trong lễ hội năm nay.
Giết hại động vật là một trong lễ hội, một pháp sư địa phương sau đó sẽ hiến máu từ 4 điểm trên cơ thể để làm phép.
Birendra Prasad Yadav từ ban tổ chức lễ hội trả lời với AFP:
Sự giết chóc sẽ bắt đầu từ hôm nay… Chúng tôi đã cố gắng không ủng hộ nhưng mọi người lại dành nhiều niềm tin vào truyền thống, họ giết động vật một cách tự nguyện và rất quyết tâm làm điều đó.
Hội Nhân đạo Quốc tế tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng một số thành viên của họ đã cầu xin linh mục đứng đầu Đền Gadhimai để ngăn chặn việc giết chóc hàng loạt động vật nhưng vị linh mục này đã từ chối. Mặc dù vào năm 2015, Giáo hội Đền Gadhimai đã cam kết cấm giết động vật trong lễ hội này. Điều này khiến các nhóm bảo vệ động vật rất thất vọng.
Alokparna Sengupta, giám đốc điều hành của Tổ chức Nhân đạo Quốc tế tại Ấn Độ cũng tường thuật về tình hình tại lễ hội:
Có mặt trong lễ hiến tế Gadhimai là một trong những trải nghiệm buồn và thử thách nhất trong cuộc đời tôi.
, chúng phải chịu đựng những hành trình mệt mỏi để đến đây và bị diễu hành trước đám đông. Sau đó những người tham gia sẽ trực tiếp chặt đầu từng con một.
Giám đốc của Hội Nhân đạo Quốc tế, Tanuja Basnet, cũng chứng kiến cuộc tàn sát này:
Những cảnh đau khổ như vậy là một vết nhơ đối với danh tiếng quốc tế của Nepal. Không có lý do thoả đáng nào cho như thế này. Thật đau lòng khi tôi phải chứng kiến cũng như thất vọng vì Đền thờ đã không giữ lời hứa của mình.
Giờ là lúc chính phủ Nepal nên đẩy mạnh và đưa ra lệnh cấm trong luật hiến tế động vật để đây là lần cuối cùng chúng ta phải chúng kiến cảnh tượng kinh hoàng như vật tại Gadhimai.
Con người cần chấm dứt các lễ hội vô tội như thế này. Việc sát sinh theo cách độc ác như thế là vô nhân đạo và không thể hiện bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào.
Comments