Gấu túi mũi trần (wombat) là một trong những loài động vật bản địa Australia được yêu thích với vẻ ngoài tròn trịa, dễ thương. Nhưng trong mắt các nhà khoa học, những chú gấu túi béo múp này còn đặc biệt ở chỗ, chúng là loài duy nhất thải ra chất thải có dạng… hình vuông.
Wombat poo is cube shaped so they can mark their territory with it but no one knows how they make their poo square
— Diana S. Fleischman (@sentientist)
Cho dù rất nhiều người trong giới quan tâm đến đặc điểm trên của con vật, nhưng hiện số lượng nghiên cứu nghiêm túc vẫn còn hạn chế. Đầu năm nay, Patricia Yang, một nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia chuyên về dịch cơ thể, đã quyết định xem xét về vấn đề trên kĩ khi nghe về nó tại một hội thảo.
“Tôi đã không thực sự tin điều đó,” Yang chia sẻ. Nhưng sau khi được xác thực, cô đã bắt đầu tìm hiểu xem, vì sao chất thải rắn của loài sinh vật này lại ở hình dạng khác thường như thế.
Trước đó, giới khoa học cũng ghi nhận nhiều giả thuyết khác nhau để lí giải cho hành vi này của con vật. Nhiều người cho rằng, hình dáng vuông vức của phân sẽ giúp những con gấu túi này xây nên các ranh giới ngăn cách lãnh thổ.
Nhưng một số chuyên gia lại lên tiếng phản đối luận điểm này, bởi loài vật này không có tập tính đánh dấu lãnh thổ. Theo họ, môi trường khô ráo, làm cho con vật phải hạn chế tối đa việc thoát nước ngoài cơ thể mới là thứ khiến cho phân của con vật có hình dáng như trên.
Bên cạnh đó, việc bài tiết của cơ thể cũng đóng vai trò nhất định trong quá trình hình thành loại chất thải đặc biệt này. Và để tìm ra câu trả lời cụ thể nhất, cô Yang và các đồng nghiệp đã phải dành hàng tháng trời để nghiên cứu trên xác hai con gấu túi được đưa đến từ Australia.
“Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là chúng có hậu môn hình vuông, hay sự hình thành đến từ ngay trong ruột,” cô nói. Nhưng rốt cuộc, cả hai giả thuyết đó đều không đúng. Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn mà cô tìm ra, đó là về sự đặc biệt trong ruột non của loài này.
Khi thức ăn được tiêu hóa, chúng sẽ di chuyển qua đến ruột, và lực từ trong ruột già sẽ quy định hình dạng của chất thải. Vì vậy, Yang và nhóm của mình đã bơm phồng phần ruột già của hai con vật, là gấu túi mũi trần và lợn để đo lường và xem sự đàn hồi của chúng.
Với ruột lợn, độ đàn hồi là tương đối đồng đều, nên con vật sẽ thải ra những bãi phân hình tròn. Tuy nhiên, ruột của loài gấu túi mũi trần lại hơi kì lạ hơn thế. Khi xem xét phần ruột già của loài gấu túi này, Yang nhìn thấy có hai khe nhỏ, được hình thành bởi hai rãnh nằm trong ruột của loài này. Đây chính là vị trí giúp cho ruột trở nên co giãn hơn, và có lẽ chính là lời giải cho đặc điểm kì lạ trên ở loài này.
Phát hiện trên ngay lập tức nhận được những lời tán thưởng từ phía chuyên gia nhờ sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế của nhà khoa học nữ này. Thế nhưng, với Yang, mọi chuyện chưa chấm dứt ở đây. Cô muốn biết tại sao mà hai rãnh trên lại hình thành được các cục phân hình vuông, khi đáng ra cần đến 4 rãnh như vậy. Nếu như cuộc nghiên cứu thành công, nó còn có thể giúp ích rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất của con người.
Cô Yang chia sẻ: “Trong tự nhiên, những khối vuông như vậy là rất hiếm gặp. Để có thể tạo được các khối vuông, con người phải sử dụng những khuôn vuông để đúc, hay dùng công cụ như gọt, đẽo. Còn với loài sinh vật kì bí này, chúng có cách thứ ba.”
Comments