in

Ngắm nhìn búp bê Pikachu siêu tinh xảo được may theo kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản

Thứ Sáu ngày 15 tháng 11 cũng là ngày ra mắt tựa game được mong chờ Pokémon Sword and Shield, để kỷ niệm cột mốc đáng nhớ này nghệ nhân làm búp bê thuộc làng nghề Mataro nổi tiếng nhất Tokyo đã ra mắt sản phẩm búp bê Pikachu được may theo phong cách Kimekomi truyền thống thời Edo, Nhật Bản.

Chú tinh xảo trong ảnh dưới được xem là tuyệt tác chứa đựng tinh hoa của làng nghề búp bê xứ sở hoa anh đào.

Kỹ thuật may búp bê Kimekomi được sáng tạo từ những năm 1700 ở bởi những nghệ nhân ở đền Kamigamo linh thiêng, họ sử dụng loại vải thêu hoa chế tác thủ công tốt nhất vốn chỉ được dùng may Kimono cho giới quý tộc, có thể xem là di sản văn hoá của Nhật Bản.

Ngày này, nghệ thuật may búp bê Kimekomi được gìn giữ nguyên vẹn bởi những người như nghệ nhân nhà Mataro ở quận Ueno, Tokyo. Gia đình nghệ nhân Mataro và các đồng nghiệp đã theo nghề này kể từ những năm 1900s, vào thời kỳ Thiên Hoàng Taisho. Sau hàng trăm năm tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng của họ đã ở mức thượng thừa và nhiều đường kim mũi chỉ do họ may ra được xem là hoàn hảo mà không máy móc nào có thể làm được.

Nghệ nhân Koichi Nishino thuộc làng nghề Mataro đã chế tác búp bê Pikachu có một không hai.

Thay vì dựa vào mô hình 3 chiều, đồ hoạ bằng các chương trình CAD hoặc bất kỳ máy móc công nghệ cao nào khác, các nhà thiết kế của Mataro bắt đầu bằng cách nghiên cứu sâu về tác phẩm nghệ thuật có sẵn liên quan đến Pikachu để hiểu rõ hơn về những yếu tố khiến pokemon này dễ thương trong mắt mọi người. Sau đó, họ dựng nên một hình ảnh hoàn hảo về mẫu búp bê trong đầu mình trước khi bắt tay vào chế tác.

Đây là một sản phẩm 100% từ đôi tay và trí óc, nó được trang trí thêm bằng những sợi dây đỏ, vàng và trắng, những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và phồn thịnh trong niềm tin của người Nhật. Búp bê Pikachu có tên đầy đủ là Edo Kimekomi Ningyo-Pikachu được để trên một bệ đỡ bằng gỗ có trang trí mạ vàng vô cùng sang trọng.

Con búp bê Pikachu đầu tiên theo phong cách Kimekomi này sẽ chỉ được dùng để trưng bày chứ không bán vì nó đã trở thành một biểu tượng văn hoá tương tự như búp bê Hatsune Miku cũng thuộc sở hữu của làng nghề Mataro, được ra mắt vào năm ngoái (ảnh dưới).