in

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Đạo luật Matthew Shepard

Nạn nhân là chàng trai đồng tính 21 tuổi Matthew Shepard, anh đã đến trường đại học Wyoming vào năm 1998. Trong khi đang đi chơi ở quán bar vào đêm mùng 6 tháng 10 đến rạng sáng hôm sau, Russell Henderson và Aaron McKinney bỗng dưng tiếp cận Shepard. Ba người đàn ông đã có một cuộc nói chuyện, sau đó Shepard đồng ý theo cặp đôi lên xe.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Matthew Shepard
Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

McKinney và Henderson đưa Shepard đến một nơi vắng vẻ nơi họ bắn vào đầu, tra tấn anh ta rồi trói Shepard vào đường ray, bỏ mặc anh ở đó đến chết. Shepard được tìm ra khoảng 15 đến 18 tiếng sau đó bởi một người đi xe đạp và được đưa đến bệnh viện. Tiếc thay, vết thương quá nghiêm trọng nên anh đã qua đời khoảng 4-5 ngày sau sự kiện đầy đau thương ấy.

McKinney và Henderson cuối cùng bị kết án chung thân trong tù.

Cho rằng vụ giết người trên có liên quan đến xu hướng tình dục của nạn nhân, Đạo luật Matthew Shepard được phê duyệt bởi tổng thống Barack Obama vào ngày 28 tháng 10 năm 2009. Đạo luật cung cấp điều kiện tài chính và giáo dục cho các cơ quan thực thi pháp luật để đầu tư và truy tố những tội ác có yếu tố thù địch.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Tổng thống Obama thông qua đạo luật Matthew Shepard

Luật của Leandra

Carmen Huertas lúc đó đang lái xe để đưa một nhóm bé gái độ 11 tuổi đến tiệc ngủ trong tình trạng say xỉn sau khi uống cognac tại một bữa tiệc vào tháng 10 năm 2009. Sau khi hỏi cô bé rằng: “Giơ tay lên nếu con nghĩ mình gặp tai nạn”, Huertas đi lên đường cao tốc, mất kiểm soát và chiếc xe Mercury Sable 1998 đã lật nhào đến vài vòng.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Carmen tại phiên tòa

Ba đứa trẻ đã được cứu ra khỏi chiếc xe. Tuy nhiên, cô bé Leandra Rosado đã không thể qua khỏi, kèm theo đó những đứa bé khác cũng chịu thương tích không hề nhẹ.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Leandra

Luật của Leandra có hiệu lực vào ngày 18 tháng 12 năm 2009 và làm tăng án tù có thể đối với những tài xế say xỉn giết chết hoặc làm bị thương nghiêm trọng đến trẻ em dưới 16 tuổi trong xe của họ. Các tài xế bị kết án được yêu cầu lắp thêm một thiết bị “ống thở” khóa đánh lửa trên xe của họ. Những thiết bị như vậy sẽ khóa xe cho đến khi người lái thử hít chúng để chứng minh nồng độ cồn trong máu của họ là an toàn khi lái xe.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Đạo luật được thông qua

Luật của Johnathan

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Hai vợ chồng Carey

Gia đình Carey nghi ngờ đứa con trai mắc chứng tự kỷ của mình, Johnathan Carey, 13 tuổi, đang bị các nhân viên tại Trường Anderson ở Staatsburg, New York lạm dụng. Sau khi vụ việc bị từ chối, hai vợ chồng phải chuyển cháu đến Trung tâm phát triển Oswald D. Heck ở Niskayuna, New York.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Johnathan

Vào tháng 2 năm 2007, Carey đang ở trên cùng chiếc xe tải với trợ lý từ trường O.D. Heck, Edwin Tirado và Nadeem Mall để đến Crossgates Mall (tạm dịch: Trung tâm mua sắm Crossgates). Trong khi Mall lái xe, Tirado đã siết cổ Carey khiến đứa trẻ ngạt thở mà chết. Hai người đàn ông tiếp tục lái xe trong hơn một giờ liền với xác của Carey trong xe.

Gia đình Carey cho rằng Tirado và Mall không xứng đáng được có việc làm bởi một tên là tội phạm, kẻ còn lại thì đã bị đuổi trong bốn trường hợp có liên quan đến làm việc với người khuyết tật. Tirado bị xử có tội và lãnh án tù từ 5 đến 15 năm vào năm 2007 còn Mall cũng phạm tội vì thờ ơ với hành vi giết người của Tirado.

Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Edwin Tirado (bên trái) cùng anh trai của mình
Những đạo luật ở Mỹ mang tên nạn nhân của các vụ án (Kì 2)

Luật Johnathan được công nhận vào ngày 26 tháng 3 năm 2009, bắt buộc các cơ sở của tiểu bang New York phải cung cấp hồ sơ bệnh nhân được yêu cầu cho các gia đình và cảnh báo họ về bất kỳ sự cố nào liên quan đến bệnh nhân nói trên. Một lực lượng đặc nhiệm về Hồ sơ Vệ sinh Tâm thần (Mental Hygiene Records) cũng xuất hiện để liên tục nghiên cứu và đề xuất cải tiến cho pháp luật về quyền truy cập hồ sơ của bệnh nhân.

Ngoài ra, nhờ luật này mà Ủy ban Chăm sóc Chất lượng và Vận động cho Người khuyết tật (CQCAPD) phải cung cấp các nguồn lực cho các gia đình bệnh nhân, đồng thời tóm tắt cho họ biết về các quyền họ có theo như luật của Johnathan. CQCAPD cũng có trách nhiệm thông báo cho các gia đình khi các bằng chứng chứng minh về lạm dụng hoặc chăm sóc chưa tốt được tìm thấy liên quan đến con của họ.

(còn tiếp)

 

What do you think?

1 point
Upvote Downvote

Total votes: 1

Upvotes: 1

Upvotes percentage: 100.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Cuộc sống chỉ xoay quanh hai việc ăn và khoả thân chơi game của chàng trai nặng gần 300kg

8 cuộc hôn nhân không tưởng khiến Thượng Đế cũng phải ‘ngả mũ chào thua’