in

The Spy: Khắc hoạ chân thực số phận của người điệp viên không hào nhoáng, không danh vọng, cuối cùng phải chết tha hương

Một trong số những điệp viên đó chính là Eli Cohen, ông làm việc cho cơ quan tình báo Mossad của Israel, cơ quan này chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo, chống khủng bố, tiến hành các chiến dịch bí mật như các hoạt động bán du kích. Chỉ vài năm ngắn ngủi trong sự nghiệp làm điệp viên của mình ông đã mang về lượng lớn tin tình báo chính xác cho đất nước. Không chỉ vậy, dựa vào kỹ năng nguỵ trang vô cùng cao siêu, suýt chút nữa ông đã trở thành Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Syria.

Cách đây không lâu cuộc đời truyền kì của ông cũng đã được chuyển thể thành bộ phim The Spy, lấy bối cảnh những năm 60 của thế kỷ trước, kể về quá trình ông làm điệp viên ở Syria.

Trong phim Eli Cohen xuất thân từ một gia đình Do Thái, ông biết rất nhiều ngôn ngữ, từ nhỏ đã lập chí trở thành người tiên phong trong sự nghiệp phục hưng Do Thái, từng nhiều lần nộp đơn xin vào Mossad để trở thành điệp viên cống hiến cho nước nhà.

Nhưng mãi đến năm 30 tuổi, ông mới chờ được cơ hội ngàn năm có một. Lúc ấy biên giới Israel thường bị quân đội Syria tập kích, Mossad điều tra được Syria đang lén lút hành quân, có ý phát động chiến tranh. Vì thu thập tin tình báo trực tiếp từ Syria, họ cần một điệp viên lẻn vào nước này thu thập tình báo.

Điệp viên nhận nhiệm vụ này, ngoại trừ cần có đủ yêu cầu về sức khoẻ, thể năng, khả năng thu thập tin tình báo, còn phải tinh thông và nói nhuần nhuyễn tiếng Ả Rập, để có thể dễ dàng xem nhập vào đất nước Syria nổi tiếng bài ngoại.

Eli Cohen từng nhận huấn luyện thu thập tình báo, từ nhỏ ra sinh ra và lớn lên ở một nước Ả Rập vừa hay phù hợp hoàn toàn những điều kiện trên. Ngay khi nhận được lời mời từ Mossad, Eli Cohen vốn đã muốn trở thành điệp viên, lập tức nhận lời. Ông gạt vợ mình sang một bên, từ nay về sau đi lên con đường làm một nằm vùng.

Sau mấy tháng huấn luyện khẩn cấp những kỹ năng cần thiết, Eli Cohen nhanh chóng biến hoá trở thành Kamal – một kiều bào Syria vừa có tiền vừa yêu nước. Đối ngoại ông tuyên bố mình muốn từ Argentina trở về tổ quốc Syria, để có thể cống hiến tiền tài, gia sản phục vụ cho đất nước.

Cứ thế Eli Cohen
thuận lợi dùng thân phận giả trà trộn và Syria, và nhanh chóng triển khai thực
hiện công tác thu thập tình báo của mình.

Ông thuê một ngôi
nhà xa hoa, từ cửa sổ có thể nhìn thấy bộ quân sự Syria. Mỗi ngày ông đều canh
chụp hình trang bị và những người ra vào đó, đồng thời dùng điện thoại vô tuyến
gửi tin nhắn về cho Mossad.

Bên cạnh đó ông còn dùng thân phận doanh nhân để mở công ty mậu dịch. Mặt ngoài công ty này thường xuyên xuất khẩu các loại gia cụ, đồ sứ đến Thuỵ Sỹ, nhưng thực tế là vận chuyển báo chí gói hàng để truyền tin tình báo về cho Mossad, giúp họ nắm giữ nhiều tin tức tình báo bên trong Syria hơn.

Nên chỉ trong vài
tháng, nhờ các tin tình báo được Eli Cohen truyền về, Mossad đã thu thập được
lượng lớn tình báo từ Syria, không chỉ thế nhờ vào thân phận doanh nhân và khả
năng xã giao xuất sắc của mình, Eli Cohen dễ dàng xâm nhập vào vòng xã giao của
giới quân đội, trở thành bạn của các tướng quân, thượng tá.

Vì thân phận được chuẩn bị rất kỹ càng, nên Eli Cohen không hề làm các ông lớn này nghi ngờ, thậm chí ông có thể lấy thân phận người thường để đi vào các khu quân sự trọng điểm, đi thăm các công trình quân sự bí mật được quân đội Syria cải tiến ở biên giới.

Đáng nói là trong suốt quá trình làm việc, Eli Cohen đã nghĩ ra muôn vàn cách thức để truyền tin tình báo về nước. Tỷ như vào cái thời mà GPS còn chưa phổ biến, vì để cục tình báo luôn nắm bắt được vị trí chính xác của các khu vực quân sự bí mật ở Syria, ông lấy lý do không nỡ để binh sĩ Syria bị phơi nắng nên chủ động chi tiết làm công trình cây xanh che mát ở quanh khu vực quân sự này, để binh lính dễ chịu hơn.

Nhưng quân đội Syria hoàn toàn không ngờ rằng, công trình cây xanh đã này đã làm lộ vị trí khu vực bí mật, để nó trở thành một bia ngắm rõ mồn một, quân Israel chỉ cần dùng kính viễn vọng là có thể nhìn thấy.

Lại như, có lần Eli Cohen nghe lén được quân đội Syria có kế hoạch nửa đêm sẽ cho nổ ống dẫn nước đi tới Israel, vì thế ôm trọn bộ đàm vô tuyến, định liên lạc với các điệp viên ở biên giới. Chẳng ngờ chuyện này bị binh lính Syria phát hiện, trong lúc ông cuống quít chạy trốn đến biên giới hai nước, thì va phải một nông dân Israel.

Ông tương kế tựu
kế, để người nông dân này truyền lời nhắn của mình cho quân đội Israel, thành
công ngăn cản phi vụ này của quân Syria.

Trong thời gian nằm
vùng ở Syria, ông không chỉ có thời gian mà còn đủ tự do để trở về Israel thăm
vợ và con cái của mình. Cùng lúc đó, ông vẫn có thể dễ dàng giành được sự tin
tưởng của tướng quân Syria, được đề cử thành phó bộ trưởng quốc phòng của chính
quyền mới ở Syria.

Nhưng nếu Eli Cohen nhậm chức này, ông sẽ phải trường kì ở lại Syria, không cách nào trở về với gia đình, không những vậy, mức độ nguy hiểm cũng tăng lên rõ rệt. Không đồng ý thì ông lại để lỡ mất một cơ hội thu hoạch tình báo cực tốt. Cuối cùng vì hoàn thành sứ mệnh Eli Cohen cắn răng nhậm chức.

Đáng tiếc là đến
cuối cùng, trong một lần truyền tin về trụ sở, máy truyền tin của bị nhiễu tín
hiệu, quân đội Syria phát hiện ra thân phận và ngay lập tức bắt ông.

Sau mấy tháng bị tra tấn và hành hạ, quân đội Syria đưa ông ra pháp trường và treo cổ trước mặt mọi người để thị uy. Đến nay thi thể ông vẫn chưa thể quay về Israel.

Đây không phải một kết cục tuyệt đẹp như trong các phim điệp viên khác, nhân vật chính thậm chí không có bất kì trang thiết bị hiện đại nào, công việc càng không phải những nhiệm truy đuổi bắn súng trên các con đường quốc lộ. Không những thế, đến cuối cùng, nhân vật chính còn không giữ được mạng mà phải chết tha hương

Nhưng có một điều không thể nghi ngờ, đó là Eli Cohen là một huyền thoại trong giới điệp viên.

Công trình cây xanh ở khu vực bí mật ở Syria của ông đã giúp Israel giành được thắng lợi áp đảo trong chiến tranh Trung Đông lần thứ 3, họ chỉ tốn 6 ngày đã hoàn toàn đánh bại quân đội Syria.

Bộ phim The Spy này của Netflix không chỉ kể lại một cách chân thật nhất về Eli Cohen, mà nó còn cho chúng ta biết, cái hay của một bộ phim điệp viên, không phải nằm ở những kỹ thuật cao siêu hiện đại, những màn đấu súng, những màn đua xe rượt đuổi khó tin, mà là nằm ở sự giãy dụa, giằng xé trong chính nội tâm nhân vật.

Ngoài trừ những màn đấu trí căng thẳng, bộ phim còn khắc hoạ sâu sắc quá trình chuyển biến tư tưởng, tình cảm của Eli Cohen. Trong bản ghi chép về cuộc đời của Eli Cohen, có một bức thư tuyệt mệnh ông đã viết cho vợ mình là Nadia, yêu cầu bà không được khóc vì ông, mà phải sống cho tốt phần đời còn lại.

Chỉ vài dòng chữ đơn giản nhưng đủ để thể hiện tình cảm vô bờ ông dành cho vợ mình. Những khắc hoạ rất đời, rất người trong bộ phim mang đến một hình tượng điệp viên sống động hơn, khác hơn so với những nhân vật điệp viên từng được xây dụng trên màn ảnh. Bỏ qua những hào nhoáng quả cảm và bình tĩnh khi làm nhiệm vụ, giúp người ta nhìn thấy những áp lực, những giằng xé trong nội tâm của một điệp viên.

Một chút khuyết điểm ấy, càng giúp nhân vật trở nên chân thật hơn. Bởi vì trước khi một người hy sinh vì tổ quốc, được xưng tụng là anh hùng, thì họ là một người bình thường.