in

‘Đầu rắn’ – Đường dây băng đảng buôn người từ Trung Quốc sang Anh

“Đầu rắn” là từ lóng dùng để chỉ những băng đảng Trung Quốc buôn người sang các nước khác. Chúng xuất hiện nhiều ở khu vực Phúc Kiến, , và đưa “khách hàng” tới những quốc gia phương Tây giàu có như Anh hoặc Mỹ. Chính các băng đảng mafia “đầu rắn” này đang bị nghi là đứng sau vụ 39 người thiệt mạng trong thùng xe tải ở hạt Essex, đông bắc thủ đô London, Anh, ngày 23/10. Chúng có thể đã sắp xếp hành trình để đưa các tới Anh và thu về số tiền phí khổng lồ.

Người dân thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân chết trong thùng xe tải ở London rạng sáng 25/10. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát Anh tối qua tập trung thẩm vấn Mo Robinson, tài xế xe container chở 39 thi thể được phát hiện ở Essex. Cảnh sát cho biết Robinson đã ngất khi phát hiện các thi thể chất đống trên thùng xe khi anh ta kéo nó đi từ thị trấn Purfleet. Tài xế 25 tuổi đã gọi tới số khẩn cấp nhưng sau đó bị bắt vì tình nghi giết người. Bạn bè Robinson khẳng định anh chắc chắn không biết mình đang kéo chiếc thùng chất đầy xác chết.

Cảnh sát hạt Essex ngày 24/10 thông báo toàn bộ nạn nhân được cho là đến từ Trung Quốc. Nhiều người tin rằng những tên tội phạm buôn người “đầu rắn” có với hội Tam Hoàng ở Trung Quốc chịu trách nhiệm cho thảm kịch.

Theo nhiều lời đồn đoán, “đầu rắn” hay dụ dỗ các nạn nhân vô tình bắt gặp trên đường phố bằng lời hứa hẹn đưa họ đến phương Tây để hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người cả tin có thể phải trả cho chúng số tiền lên tới 30.000 bảng (hơn 38.000 USD).

Những tên tội phạm “đầu rắn” không bao giờ cảm thấy hối hận khi đẩy 39 con người, gồm 31 đàn ông và 8 phụ nữ, vào chỗ chết. Trái lại, chúng sẽ tức giận vì những người chết không thể trả tiền cho chúng.

“Đầu rắn” thường đưa các nạn nhân tới châu Âu bằng cung đường bay quen thuộc xuất phát từ Phúc Kiến. Họ sau đó bị nhồi vào các thùng xe tải, bao quanh là bóng tối, không có thức ăn, hệ thống thông gió, nước hay nhà vệ sinh.

Theo văn hóa Trung Quốc, đây không phải tội ác mà là cơ hội. Có một thỏa thuận giữa khách hàng và đầu rắn. Họ sẵn sàng, họ không cảm thấy xấu hổ khi phá luật. Các khách hàng sẽ cảm thấy tự hào rằng họ đã đi được khỏi Phúc Kiến và có cơ hội tạo dựng cuộc sống mới với nhiều tiền hơn ở những nơi như Bắc Ireland, Anh, Scotland, các quốc gia có phúc lợi tốt.

Một nguồn tin giấu tên vì lo cho sự an toàn của bản thân

Hành trình rất khó khăn, không thoải mái và đáng sợ nhưng đây là canh bạc họ sẵn sàng đánh cược. Cơ hội về một cuộc sống tốt hơn xứng đáng với sự mạo hiểm. Trong sự việc được phát hiện ở Essex, họ đã không thành công. Bất trắc xảy ra nhưng không vì thế mà đầu rắn dừng lại. Sẽ không có giọt nước mắt nào rơi. Ở Phúc Kiến, không có việc làm, rất ít cơ hội và thu nhập cũng thấp, vì thế chúng tôi phải đi nơi khác.

Theo nguồn tin, những người nhập cư thành công tới phương Tây sẽ bắt đầu trả tiền cho “đầu rắn” kể từ lúc họ nhận được việc làm, phải trả hết trong vòng ba năm. Nếu không trả đủ, chúng sẽ gây áp lực lên gia đình các nạn nhân ở Trung Quốc, ép họ phải chi tới từng đồng cuối cùng.

Những khách hàng này được trả khoảng 200 bảng (gần 260 USD) mỗi tháng ở Trung Quốc và sống trong điều kiện tồi tệ. Tại Anh, họ có thể kiếm được 2.000 bảng (2.600 USD) mỗi tháng với một công việc ít trách nhiệm rồi kết hôn và sống đàng hoàng. Những người chết trong thùng container có lẽ đã mơ về tương lai tươi sáng hơn ở một đất nước tốt đẹp.

Nhưng những nhóm khác vẫn chờ cơ hội để lên đường tới châu Âu trong thùng xe tải. Đầu rắn sẽ không dừng tay. Kế hoạch chúng đề ra thường thành công. Đầu rắn có quan hệ ở khắp nơi. Chúng là những người thực tế, không cảm tính. Chúng đã mất 1,2 triệu bảng (hơn 1,5 triệu USD) trong vụ vừa qua nên chúng chắc chắn sẽ làm lại.

Nguồn tin nhấn mạnh.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Du khách Tây mất tài sản gần 70 triệu ở khách sạn phố Bùi Viện và chờ đợi mòn mỏi để được bồi thường

Đằng sau sự bùng nổ xây dựng ở Ấn Độ là một ‘chế độ nô lệ có hệ thống’ bên trong những xưởng sản xuất gạch