in

Cờ tỷ phú: Phát minh lật mặt sự đen tối của giới tư bản, cuối cùng lại trở thành thứ giúp tư bản hốt bạc

Cho dù hiện giờ nó không còn được lưu hành rộng rãi như trước kia, nhưng những quy tắc cơ bản đến tàn khốc của nó thì hẳn ai cũng còn nhớ. Đến cuối trò chơi chỉ có duy nhất một vị “tỷ phú” giành chiến thắng, tức là những người chơi khác không phải phá sản thì cũng là đang trên đà phá sản.

Như vậy, phải làm sao để trở thành “” cuối cùng ấy? Câu danh ngôn của Mark Twain kì thật đã nói hết thiên cơ của trò chơi này: “Mua đất đi, bởi vì đất đai đã ngừng sản sinh.”

Nếu khi vừa chơi trò cờ tỷ phú mà biết tên tiếng anh của trò này là monopoly (lũng đoạn), thì ắt hẳn chúng ta đã sớm nắm được bí quyết chiến thắng trò này hơn.

Đất đai trên bàn cờ đều có hạn, chờ khi đất đai bị mua sạch thì cũng đã có thể nhìn ra ai là người thắng cuối cùng.

Chỉ cần mua đủ đất vậy thì mỗi việc thu phí qua đường thôi cũng đã khiến người chơi khác sạt nghiệp. Người chơi càng ít đất sẽ càng bị động, bởi vì đi bất kì đâu đều phải trả phí qua đường, mãi tới cuối cùng phá sản mới thôi.

Những ai từng chơi trò này, hầu như đều từng trải qua nỗi sợ bị các tỷ phú chi phối, hận không thể hất cả bàn cờ.

Nhưng có lẽ điều chúng ta nhớ nhất thường là cái cảm giác vui vẻ, sung sướng khi được làm tỷ phú. Từ bàn cờ này, lần đầu chúng ta cảm nhận được cái gì là “có tiền thật tốt”, “tiền sinh ra tiền”,…

Ít ai biết rằng, lịch sử phát minh ra trò chơi này lại là một câu chuyện xảy ra vào thời kì mà các nước phương Tây đang ngập ngụa trong mùi tiền và đen tối.

Chúng ta đều lầm tưởng rằng bàn cờ tỷ phú do Charles Darrow – một người thất nghiệp ở Mỹ vào những năm 1935 phát minh ra.

Charles Darrow

Khi ấy nước Mỹ đang ở trong thời kì kinh tế tiêu điều, vì giải quyết sự khốn khó của mình, ông đã bán trò chơi này cho anh em nhà Parker. Nào ngờ, trò chơi này nhanh chóng nổi tiếng và lan khắp toàn cầu. Charles Darrow vốn đang bần cùng, thất vọng chỉ trong một đêm đã xoay mình trở thành một “tỷ phú” thật sự.

Câu chuyện này nghe như câu chuyện dựng nghiệp từ bàn tay trắng nhỉ. Thế nhưng đó chỉ là câu chuyện được anh em Parker kể lại cho công chúng nghe mà thôi.

Lịch sử thường là một cô gái biết trang điểm để che đi vẻ bề ngoài không mấy hấp dẫn của mình. Cũng như sau lưng trò chơi có lịch sử trăm năm ấy, đã ẩn giấu một người phát minh không muốn ai biết thân phận. Và chung quy, Darrow cũng chỉ là một kẻ thất nghiệp kiêm lừa đảo đánh cắp ý tưởng của người khác để kiếm lời phi nghĩa.

Còn người phát minh thật sự của cờ tỷ phú này – Elizabeth Magie thì chưa một ngày trở thành tỷ phú.

Elizabeth Magie

Không những thế, nếu bà biết cờ tỷ phú ngày nay lại được lấy cách thức này phổ biến và thịnh hành khắp toàn cầu, chắc sẽ tự thấy mình nghiệp chướng nặng nề. Bởi vì mong ước ban đầu khi phát minh ra trò chơi này của bà là muốn vạch trần tội ác lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản. Bà mong người thắng cuối cùng trong trò chơi ấy sẽ là người dân bình thường, chứ không phải những nhà tư bản bỏ tiền mua đất đai.

Nhưng đáng mỉa mai là trò chơi vạch trần sự lũng đoạn đen tối của chủ nghĩa tư bản ấy, đến cuối cùng lại bị chính những nhà tư bản lợi dụng để kiếm tiền vào túi riêng.

Câu chuyện này, còn phải bắt đầu kể từ nhà kinh tế học nổi tiếng của nước Mỹ Henry George. George sinh ra trong một gia đình nghèo khó vào khoảng giữa thế kỷ 19. Hơn 30 tuổi ông vẫn còn đang bôn ba vì cuộc sống và chạy tới tận Châu Mỹ.

Henry George

Khi ấy Mỹ đang trong thời kì phát triển đỉnh cao, George đã tận mắt nhìn thấy sự tăng trưởng và tích luỹ kinh tế đáng kinh ngạc của nước Mỹ trong giai đoạn ấy. Đồng thời ông cũng nhìn thấy sự tương phản mãnh liệt giữa “tài sản kếch xù”“cái bụng rỗng tuếch”.

Tiền bạc được tích luỹ cao độ, xã hội tiến bộ vượt bậc, nhưng hai điều này không hề giúp ít gì cho cuộc sống của mọi người dưới tầng đáy xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gay gắt.

George cho rằng nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng này, có liên quan đến việc lũng đoạn đất đai ngay lúc bấy giờ. Mà lũng đoạn đất đai thì dính chặt với sự bất bình đẳng trong chế độ tư hữu đất đai ở Mỹ.

Năm 1879 trong cuốn Tiến bộ và nghèo khó (Progress and Poverty) của mình, George đã thẳng thắn đưa ra quan điểm này:

“Việc tư hữu hoá đất đai của chính phủ là cực kì bất công, nó dẫn đến việc đất đai bị số ít người lũng đoạn. Mà những kẻ có được đất đai và tiền bạc, thường nâng giá đất đai và đào móc giá trị kinh tế để biến nó thành tài sản tư hữu của mình.”

Những người sở hữu , lợi nhuận họ thu được từ sự tăng trưởng kinh tế sớm đã cao hơn giá trị nguyên bản của đất đai. Cứ tế, tiền tài sẽ không ngừng tập trung về những kẻ sỡ hữu đất đai, làm sự chênh lệch giàu nghèo càng gay gắt hơn.

George tán thành việc mọi người nên được sở hữu tài sản đạt được từ thành quả lao động của mình. Nhưng giá trị kinh tế sinh ra từ những tài nguyên tự nhiên như đất đai, nên được phân chia công bằng cho tất cả mọi người trong xã hội.

Bởi vì đại đa số giá trị của đất đai không phải đến từ sự quy hoạch chính nó, dù làm gì trên mảnh đất đó đều cần quà tặng từ thiên nên, nên ông đã đề xuất chính phủ nên thu thuế đất đai, lấy đó để trả lại cho xã hội.

Đương nhiên, muốn thực hiện lý luận này ra thực tế không hề đơn giản. Đáng tiếc là năm George tranh cử chức thị trưởng thành phố NewYork ông đã bất hạnh qua đời vì bệnh chảy máu não.

Nhưng những nghiên cứu và lý luận của ông khi còn sống đã ảnh hưởng đến rất nhiều người, có thể nói là nổi tiếng cả một thời kì. Và Elizabeth Magie chín là một trong số những người theo đuổi lý tưởng này của ông.

Elizabeth Magie

Elizabeth Magie sinh năm 1866, khác hẳn với đại đa số phụ nữ thời này, cô là một kẻ nổi loạn trứ danh. Từ khi còn rất trẻ cô đã có những phát ngôn đậm chất nữ quyền và làm rất nhiều chuyện trái với xã hội lúc bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Magie vào làm cho một toà soạn báo, ngoài ra cô còn tinh thông hội hoạ, thơ ca và biểu diễn, nhưng mãi đến tận năm 44 tuổi cô mới kết hôn. Đương nhiên lý do quan trọng nhất là vì cô có lý tưởng chính trị cao thượng không hợp với thời đại của mình.

Nguyên nhân của tất cả việc này có thể là do sự ảnh hưởng đến từ cha cô – ông James Magie, một diễn thuyết gia cực kì có khát vọng. Không những thế ông còn là một nhà chính trị phản lũng đoạn, ngay từ khi Magie còn đi học, ông đã cho đọc sách của George, nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới Magie và chôn xuống mầm mống sáng tạo cờ tỷ phú.

Cả được đời của Elizabeth Magie đều xoay quanh việc đấu tranh cho lý tưởng này và chứng minh tư tưởng của George là đúng.

“Quyền lợi sử dụng đất đai ngang hàng cũng chính đáng và rõ ràng như quyền hít thở không khí – chỉ cần là người, đều phải có quyền lợi này.”

Lúc ban đầu, Magie thông qua việc viết báo, diễn thuyết công khai và giảng giải cho các học sinh để thể hiện lý tưởng. Nhưng khi sự phát triển của các trò chơi để bàn dần lớn mạnh, cô bắt đầu nảy ra ý tưởng muốn dùng trò chơi làm vật dẫn để thể hiện lý tưởng.

Vậy phải thiết kế thế nào mới có thể đưa lý tưởng của George vào trò chơi? Thật ra cờ tỷ phú ban đầu do Magie thiết kế có hai phiên bản.

Phiên bản đầu tiên của cờ tỷ phú là Lũng Đoạn (Monopoly), quy tắc của nó giống hệt cờ tỷ phú chúng ta chơi hiện giờ: Trong một bản đồ hình tròn, người chơi thông qua việc mua đất đai và các công trình, xây dựng nhà ở, tích luỹ tiền thông qua việc cho thuê. Dưới quy tắc của lũng đoạn, trò chơi này đến cuối cùng sẽ chỉ có một người thắng, khi những người chơi khác đều phá sản, trò chơi này mới xem như kết thúc.

Phiên bản thứ hai là Phồn Vinh (Prosperity) đất đai là vật sở hữu chung của các người chơi, không thuộc tư hữu. Chỉ cần tiền kiếm được từ việc mua đất, thì đều phải chia cho các người chơi khác.

Thiết kế này vừa hay phản ánh chính sách thu thuế theo giá trị đất đai của George. Bỏ đi sự tư hữu hoá đất đai đầy bất công, lấy tiền tài mang đến từ việc khai phá tài nguyên đất đai, hồi quỹ lại toàn bộ xã hội để cộng đồng phồn vinh.

Vậy trong hình thức Phồn Vinh thế nào mới xem như thắng? Đó là khi kể cả người chơi ít tiền nhất đều có thể kiếm được số tiền lời gấp hai thì trò chơi mới xem như kết thúc.

Trong phiên bản này người thắng không phải là một ai đó, mà tất cả người chơi đều là người thắng, ai nấy đều vui vẻ. Đây càng như một trò chơi hợp tác, mỗi người chơi cần tự hỏi làm cách nào để giúp người chơi nghèo nhất kiếm được nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên đến ngày nay chỉ còn phiên bản Lũng Đoạn của cờ tỷ phú được lưu hành rộng rãi, vậy tại sao phiên bản đầy đủ của nó lại biến mất? Có thể là vì xét đến cùng, mỗi người chơi đều đang chìm trong cảm giác vui sướng khi chiếm đoạt được tiền tài và quyền lợi.

Năm 1903, Magie đã đặt trên cho trò chơi này là “trò chơi địa chủ (The Landlord’s Game)” và xin độc quyền – thời điểm này chỉ chỉ có khoảng 1% các giấy xin độc quyền là do phụ nữ đứng tên.

Trong giấy đăng ký của mình, cô đã ghi rất rõ mục đích của trò chơi này: “Trò chơi này vạch trần những ảnh hưởng bất lương của sự lũng đoạn đất đai với nền kinh tế, cùng với tính khả thi của việc thu thuế trên giá trị đất.”

Sau khi đăng ký độc quyền xong, Magie đã cùng vài đối tác thành lập công ty và ra mắt trò chơi này trước công chúng vào năm 1906.

Vài năm sau, Magie từng thử hợp tác với công ty của anh em Parker – công ty làm đồ chơi lớn nhất lúc bấy giờ. Cô mong rằng trò chơi này của mình sẽ giúp mọi người học được một vài điều.

Nhưng hai phiên bản Magie thiết kế lại nhận về sự khinh thường của hai anh em Parker. Họ cho rằng trò chơi này quá phức tạp, cũng dự đoán rằng phiên bàn Phồn Vinh rất khó được công chúng đón nhận. Nên lần hợp tác này xem như kết thúc không vui vẻ.

Anh em Parker

Giờ chúng ta quay trở về với những năm 30 của thế kỷ 20, khi Charles Darrow thất nghiệp, ngồi trong nhà nghiền ngẫm cách kiếm tiền nhé.

Trên thực tế từ khi vừa ra mắt trò chơi địa chủ này của Magie đã từng rất được thịnh hành trong các trường học Mỹ. Charles Darrow cũng biết đến nó, nên khi thất nghiệp ở nhà, ông đã thử cải tiến trò chơi này và bán cho công ty của anh em nhà Parker.

Phiên bản cải tiến của Charles Darrow có thể nói là hoàn toàn trái ngược với mục đích ban đầu của Magie. Họ hoàn toàn loại bỏ phiên bản Phồn vinh, chỉ chừa lại phiên bản Lũng đoạn cho người chơi đấu đá lẫn nhau.

Dưới sự tuyên truyền và quảng bá của anh em nhà Paker trò chơi này nhanh chóng lan truyền rộng rãi và được mọi người yêu thích, còn phiên bản Phồn Vinh của nó thì không ai biết đến. Cuối cùng Charles Darrow còn nhờ trò chơi này bước lên đỉnh cao cuộc đời, trở thành nhà thiết kế trò chơi đầu tiên trở thành tỷ phú.

Nhưng người thật sự sáng tạo ra trò chơi này – Magie lại chỉ nhận được 500 USD tiền thù lao. 500 USD này không phải là vì thừa nhận địa vị người sáng tạo ra trò chơi của Magie, mà là để mua toàn bộ bản quyền của trò chơi, để cam đoan vị thế độc quyền của mình. Nói cách khác Magie chưa từng nhận được một đồng tiền sáng tạo nào – mà tất cả chúng đều đổ vào trong túi của Charles Darrow. Quá đáng hơn cả là trong phần giới thiệu của trò chơi cũng chưa từng nhắc đến cái tên Magie.

Nhưng có lẽ so với việc bị xâm hại quyền lợi thì điều làm Magie đau lòng nhất là mục đích trò chơi mình sáng tạo ra đã bị thay đổi hoàn toàn. Nếu chỉ có mỗi phiên bản Lũng Đoạn thì có lẽ Magie không hề mong muốn nó tồn tại.

Trên thực tế khi trả cho Magie 500 USD, anh em Parker đã hứa hẹn sẽ giữ nguyên hai phiên bản Phồn Vinh và Lũng Đoạn. Nhưng chỉ sau khi ra mắt công chúng nó lập tức bị thu hồi và tiêu huỷ, nguyên nhân là người ta cho rằng nó đã bị “chính trị hoá”.

Magie cũng từng thử mượn truyền thông để lên tiếng giành lại quyền lợi, nhưng không một ai để ý, cuối cùng bà mang theo tiếc nuối qua đời vào năm 1948.

Tính đến nay trò chơi này đã tồn tại được hơn 80 năm, lượng tiêu thụ đạt tới con số hàng tỷ USD, thế nhưng có lẽ người chơi nó, khi đổ xúc xắc sẽ không bao giờ biết được ẩn ý đằng sau trò chơi này.