Theo “Báo cáo chỉ số Hạnh phúc” của Liên Hợp Quốc từ năm 2012, trong số 155 quốc gia trên thế giới được xếp hạng theo mức độ hạnh phúc của các cư dân, Đan Mạch luôn trong số các quốc gia hạnh phúc nhất và thứ hạng chưa bao giờ xuống dưới top 3 trong vòng 7 năm qua. Yếu tố lớn nhất góp phần vào kỷ lục của Đan Mạch là “giờ học đồng cảm” trong chương trình học của quốc gia Bắc Âu này.
Bắt đầu vào năm 1993, tất cả các trường học ở Đan Mạch đều dành một giờ mỗi cho môn học đặc biệt giúp phát triển tâm sinh lý và nhân cách. Học sinh từ 6 đến 16 tuổi phải tham gia lớp học cơ bản có nội dung tập trung vào sự đồng cảm đối với người khác.
Học sinh được học cách trở nên đồng cảm hơn giúp họ xây dựng các mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh, tăng khả năng thành công hơn trong cuộc sống sau này. Đồng cảm cũng giúp ngăn ngừa nạn bắt nạt trong trường học.
Các doanh nhân, nhà lãnh đạo và nhà quản lý giỏi nhất ở Đan Mạch đồng ý về tầm quan trọng của sự đồng cảm và họ muốn đảm bảo các thế hệ tương lai của đang đi đúng hướng đến thành công và hạnh phúc. Thanh thiếu niên được hưởng lợi rất nhiều từ các lớp học như vậy vì chúng thường có xu hướng phát triển các đặc điểm tâm lý và sự tự ái ở độ tuổi này.
Trọng điểm của môn học đồng cảm là tạo điều kiện để các học sinh có thể nói ra những vấn đề mà họ đang đối mặt, đồng thời lắng nghe những vấn đề của người khác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó cùng nhau nghĩ ra giải pháp phù hợp cho những khó khăn ấy.
Việc lắng nghe và cùng nhau tìm ra đáp án cho những vấn đề giúp tạo nên sự gắn kết giữa người với người trong cùng một tập thể, đây là một quá trình cần thiết trong sự phát triển của gia đình, xã hội.
Trong lớp học đồng cảm, các học sinh có thể tự do thể hiện cảm xúc và được giải toả, chúng có thể khóc, cười, giận dữ với một sự việc nào đó và chia sẻ quan điểm của mình với bạn bè và giáo viên một cách tự nhiên nhất. Nếu không có vấn đề gì để giải quyết, cả lớp sẽ dùng thời gian này để giải trí, chơi trò chơi và thư giãn.
Truyền thống Đan Mạch và một số quốc gia Bắc Âu tồn tại một khái niệm gọi là “hygge“, đây chính là cơ sở để ngành giáo dục Đan Mạch phát triển nó thành tôn chỉ của lớp học đồng cảm. “Hygge” có thể hiểu đơn giản là “chủ động tạo ra sự thân mật, ấm áp với nhau”.
Bởi vì Đan Mạch là một quốc gia lạnh lẽo, mặt trời lặn rất sớm, thời tiết rất buồn thảm và dễ tạo nên cảm xúc tiêu cực ở người dân nơi đây. Vì vậy, để tồn tại và có cuộc sống hạnh phúc, tổ tiên người Đan Mạch đã coi trọng sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc lẫn nhau. Trong bối cảnh thế giới tồn tại nhiều bất cập, có lẽ không chỉ Đan Mạch mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần quan tâm đến khái niệm hygge.
Hiện nay, các nước khác thế giới cũng đang bắt kịp khái niệm hygge của người Bắc Âu. Trên nền tảng Instagram hiện có hơn ba triệu bài đăng mang hashtag #hygge trong khi Amazon đã bán được hơn 900 đầu sách khác nhau về chủ đề này.
Từ thành công của , có thể thấy việc dạy kiến thức ở trường không phải là ưu tiên duy nhất, mà giáo dục để trẻ em phát triển nhân cách đúng đắn cũng quan trọng không kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thành công sau này của mỗi cá nhân mà mở rộng ra là của cả đất nước.
Comments