in

‘Công chúa Dollar’ – Chuyện về những tiểu thư giàu có Hoa Kỳ bị bán sang Anh Quốc làm… quý tộc

Thời đại Gilded, thời kỳ vàng son của Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, Mỹ nổi lên là một quốc gia giàu sang nhưng không có quý tộc. Vì vậy mà một cuộc giao dịch quái lạ đã được diễn ra khi người Mỹ đổi tài sản và con gái của họ cho các quý ông nước Anh cao quý để lấy danh tiếng.

Tuy nhiên, một
hôn nhân không tình yêu và vì lợi ích luôn tồn tại đau khổ, bất hạnh cho người
trong cuộc; đặc biệt là với nữ giới. Họ phải rời xa quê hương, đến một nơi xa
xôi làm dâu xứ người, học các lễ nghi và phải cư xử đúng mực đúng khuôn mẫu của
quý tộc.

Dưới đây là những tình tiết về cuộc sống của những nàng “Công chúa Dollar” bị bán sang Anh để trở thành quý cô đẳng cấp và thời thượng của xã hội.

Cô dâu bị ép
buộc kết hôn

Các nàng “Công chúa Dollar” thường khóc trong lễ cưới nhưng đó không phải giọt nước mắt hạnh phúc mà là của sự đau khổ, uất ức khi hay tin dữ phải kết hôn với một người Anh xa lạ. Như Consuelo Vanderbilt, của triệu phú đường sắt đã khóc lóc thảm thương khi bị đưa đến nhà thờ vào ngày 06/11/1895 để làm vợ của Charles Spencer-Churchill, Công tước thứ 9 xứ Marlborough.

Cô bị ép lấy chồng mà không biết thông tin gì về vị hôn phu, thậm chí ngày cưới cũng diễn ra rất bất ngờ và đột ngột, khi cô bị người hầu mặc váy cưới và đưa đến nhà thờ trong sự sợ hãi, ngỡ ngàng. Cuộc hôn nhân của Vanderbilt chỉ kéo dài được 10 năm, sau đó cô đã ly thân.

Chú rể quảng
cáo để thu hút “nhà đầu tư”

Giới quý tộc Anh đã cho đăng quảng cáo đến nước Mỹ để giới thiệu và kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoại giàu có nước Mỹ. Ngày ấy, dự án “startup” được thực hiện thông qua các ấn phẩm hay tìm đến các “bà mối” để thực hiện giao dịch.

Các ấn phẩm sản xuất sẽ đặt cái tiêu đề hấp dẫn để thu hút các tiểu thư người Mỹ cùng gia đình cô ta chú ý và tìm đến để trao đổi. Chú rể sẽ có của hồi môn là khoản tài chính, tài sản “khủng” mà cô dâu đem theo còn gia đình nhà ngoại đạt được danh tiếng mà họ mong muốn. Thông thường những chú rể có tước hiệu càng cao quý sẽ dễ dàng lấy được những nàng dâu giàu “nứt đố đổ vách”, có tiền bạc tương xứng với địa vị của họ.

Lợi ích của
cuộc hôn nhân Anh – Mỹ

Trong vài thập kỷ, sự kiện “Công chúa Dollar” ước tính đã gửi 25 tỷ USD đến Vương quốc Anh, duy trì sự sinh tồn cho các và tiếp tế cho nền kinh tế châu Âu đang ở trong tình trạng kiệt quệ tài chính dần phục hồi.

Cung điện Blenheim

Tiền của các nàng dâu nước Mỹ được sử dụng để chi trả, duy trì sự thịnh vượng của dòng dõi quý tộc và khôi phục hình ảnh cao quý bên nhà chồng. Như cung điện Cung điện Blenheim, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của Anh Quốc được sửa chữa, bảo tồn nhờ tiền của Consuelo Vanderbilt, con gái của gia đình Vanderbilt nổi tiếng tại Mỹ, bà kết hôn với Công tước Marlborough thứ 9.

Consuelo Vanderbilt

Khi các tiểu thư giàu có nước Mỹ được gả sang Anh họ sẽ có tước hiệu theo nhà chồng, trở thành những phu nhân quyền quý, mang danh hiệu nổi tiếng. Điểm chung trong các cuộc hôn nhân là: Mỹ giàu có nên duyên cùng chú rể Anh quý tộc nhưng nghèo khó.

Những nàng “Công chúa Dollar” nổi tiếng

Những vụ giao
dịch hôn nhân này đã tạo ra các nữ nhân người Mỹ đình đám, nổi danh ở châu Âu
và trên thế giới. Đó là:

Jennie Jerome

Jennie Jerome

Bà được biết đến là mẹ của “người đàn ông vĩ đại nhất nước Anh”, cố Thủ tướng Winston Churchill. Jennie Jerome sinh ra ở Brooklyn, là con gái của triệu phú Mỹ Leonard Jerome, kết hôn với Lord Randolph Churchill vào năm 1874. Jennie là một trong những nàng “Công chúa Dollar” đầu tiên và khi về làm dâu bên Anh quốc bà cũng gây nên nhiều vụ bê bối khi ngoại tình với nhiều người đàn ông nắm quyền lực, các mối quan hệ bất chính này đều đến tai chồng bà.

Frances Ellen Work

Frances Ellen Work

Bà được biết đến là cụ cố của , cháu chắt của bà cũng là những người nổi tiếng khác như Công tước xứ Cambridge, Công tước xứ Sussex và nam diễn viên người Mỹ Oliver Platt. Frances là con gái của triệu phú phố New York, kết hôn với James Roche, Nam tước Fermoy vào năm 1880. Bà có tài sản thừa kế là 15 triệu USD thời ấy.

Cora Crawley

Cora là nữ thừa kế người Mỹ, con gái của Martha và Isidore Levinson, bà kết hôn với Robert Crawley, Tử tước Dftimeon, người sau này trở thành Bá tước Grantham.

Mary Leiter

Mary Leiter

Năm 1895, Mary Leiter kết hôn với Lord George Curzon, từ một tiểu thư ở Chicago bà chuyển đến Anh để làm phu nhân giới quý tộc. Sau đó dùng tiền của mình để giúp chồng được bổ nhiệm làm Viceroy, người nắm toàn quyền của chính quyền Anh tại Ấn Độ.

Winnaretta Singer

Winnaretta Singe

Winnaretta là con gái của Isaac Merritt Singer, người đã cải tiến thiết kế máy may và sáng lập Công ty máy may Singer. Isaac có đến 24 đứa con với vợ và các nhân tình.

Năm 1887, Winnaretta kết hôn với Hoàng tử Louis de Scey-Montbéliard để gia đình Singer có danh tiếng ở trong hoàng tộc Pháp. Tiếc thay, cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài đến năm 1892, nguyên nhân được nhiều người cho rằng Winnaretta là một người đồng tính và bà không muốn chồng mình động chạm vào cơ thể.

Đến năm 1893, Winnaretta đi bước nữa khi cưới Hoàng tử Edmond de Polignac và anh ta là gay, hai vợ chồng cùng tham gia và hỗ trợ nhau về các hoạt động nghệ thuật ở châu Âu. Họ thỏa thuận diễn vở kịch hạnh phúc trước thiên hạ và đồng ý cho vợ hay chồng đi tìm bạn tình đồng giới.

Nancy Witcher Langhorne

Nancy Witcher Langhorne

Nancy Witcher Langhorne là nữ chính trị gia, người phụ nữ đầu tiên làm Nghị sĩ tại Hạ viện Anh vào năm 1919. Nancy sinh ra trong một gia đình giàu có ở Virginia, Mỹ; năm 26 tuổi kết hôn với Waldorf Astor và chuyển đến anh sinh sống trong . Trong cuộc đời bà có ba cuộc hôn nhân và ghi danh vào trở thành người phụ nữ thứ hai trong lịch sử được bầu vào Quốc hội.

Sự kiện “Công chúa Dollar” gây tranh cãi

Xã hội Mỹ thời ấy phát triển mạnh mẽ những phong trào tiến bộ về nhân quyền, dân chủ nên việc các ông chủ giàu có đổi con gái sang Anh để lấy danh hiện trở thành chủ đề bàn tán và gây tranh cãi gay gắt.

Frank Work (1819-1911) là người được biết đến khi quyết liệt phản đối các vì lợi ích này, ông cho rằng: Việc kết hôn quốc tế đã hủy hoại nước Mỹ, thay vì dùng tiền để xây dựng quốc gia chúng ta lại dùng nó để giúp nước Anh thoát nghèo và củng cố địa vị.

Khoảng đầu thế kỷ 20, số lượng các “Công chúa Dollar” dần suy giảm, nhiều người cho rằng việc kết hôn lợi ích này không khác gì một hành vi phạm tội, đẩy những cô gái vào những mối quan hệ gượng ép, bất hạnh.