Ngay cả trước khi vụ việc này xảy ra, Adolf Beck cũng . Tiền dành dụm cả đời ông đổ hết vào một mỏ đá sau đó bị phá sản vì không có lợi nhuận. 10 năm sau đó, ông sống ở London trong tình trạng không xu dính túi, và cũng chẳng còn nguồn thu nhập nào khác để nương tựa vào.
Vào cuối năm 1895, ở độ tuổi 54, ông đang sống tại một căn hộ nhỏ ở Victoria, và vì muốn giữ được vẻ ngoài hào nhoáng mặc dù không có tiền, Beck thường chải chuốt rất kĩ trước khi ra ngoài, đeo lên chiếc kính một mắt cùng chiếc mũ chóp cao và bước xuống đường.
Vào ngày 16/12, lúc đó là sau 4 giờ chiều một tí, ông đang đi dạo trên phố thì một người phụ nữ tên Ottlilie Meissonier bước đến nhìn Beck. Ông chỉ nở một nụ cười nhẹ, theo như lời Meissonier thì nụ cười đó rất đáng yêu. Sau đó, Meissonier thốt ra một câu mà sẽ thay đổi cuộc đời Adolf Beck vĩnh viễn:
Hình như tôi biết ông mà?
Đây
không phải là điềm lành gì cả. Meissonier thật sự tin rằng Beck là người đàn
ông 3 tuần trước đó đã bắt chuyện với bà trên cùng con phố đó, rằng Beck đã nói
chuyện với bà hơn cả tiếng đồng hồ, và Beck cũng là người đã cướp đi của bà 30
bảng Anh.
Spoiler: Meissonier nhìn nhầm rồi. Nhưng ngay lúc mà những câu chữ đó được thốt ra từ mồm bà ta, Beck như đã rơi vào một con đường dài đầy cạm bẫy và tối tăm mà không ai có thể giúp. Trong suốt 9 năm tiếp theo, cả cuộc sống này như trở mặt với ông. Đối với Beck, , mà còn bị câm điếc nữa.
Vụ án này và những bài học nó để lại sâu sắc và quan trọng đến mức cái tên Adolf Beck vẫn còn được nhắc đến trong những giáo trình dạy Luật ngày nay. Các luật sư biết đến vụ án này như là bằng chứng đích thực cho thấy nhân chứng không hề đáng tin như chúng ta vẫn tưởng.
Quay trở lại với Beck, sau khi được một người phụ nữ nhận mặt, phản ứng ban đầu của ông là bối rối, ông tưởng rằng bà ta đang tìm một vị nha sĩ cũng sống trong cùng tòa nhà với ông. Nhưng khi Meissonier bắt đầu la toáng lên rằng Beck là một kẻ trộm cắp, ông cũng hoảng loạn theo. Ông chạy băng qua đường, xen giữa những chiếc xe ngựa và quầy hàng. Beck thấy một cảnh sát và chạy lại, phàn nàn về người đàn bà cứ luôn miệng la làng với ông mặc dù ông chẳng làm gì sai trái cả. Meissonier thì chắc chắn rằng Beck là người đã trộm tiền của bà.
Cả hai được đưa đến đồn cảnh sát Rochester Row, và cảnh sát đã tin vào những lời buộc tội của Meissonier. Bà miêu tả lại vụ trộm rất chi tiết, và những đặc điểm nhận dạng của kẻ cắp đều khớp với Adolf Beck. Trước đó vài tháng, một người phụ nữ khác tên Daisy Grant cũng đến thông báo với cảnh sát về một vụ trộm, và những đặc điểm nhận dạng do Daisy Grant đưa ra cũng khớp với dáng người của Beck. Daisy Grant và hầu gái của Meissonier (những người đã thấy kẻ trộm) được cảnh sát triệu tập, Beck được đưa vào một hàng nghi phạm để nhận dạng cùng với 7 người đàn ông khác. Cả 2 nhân chứng chỉ thẳng vào Beck mà không có chút do dự nào:
Đây chắc chắn là kẻ trộm.
Adolf Beck bị buộc tội và tạm giam, ông phản đối và kêu rằng đây là một hiểu lầm khủng khiếp. Câu chuyện về kẻ lừa đảo trên phố Victoria xuất hiện trên các mặt báo thời đó, và nhiều người phụ nữ khác cũng đến đồn cảnh sát, nói rằng họ cũng là nạn nhân bị lừa đảo, cách thức hoạt động thì y hệt như những bài báo đưa tin. Lúc này, danh tính Beck vẫn chưa được công khai, vậy thì liệu những nạn nhân này có nhận ra đâu là hung thủ không?
Kate Brakefield cho biết cô đã bị lừa và cướp vào tháng Sáu năm ngoái, cũng chỉ mặt Beck là hung thủ giữa hàng nghi phạm gồm 8 người:
Tôi chắc chắn, ông này chính là người đã lừa đảo tôi.
Juliette Kluth, bị lừa vào tháng Ba, đứng trước hàng nghi phạm 20 người, cũng chỉ thẳng mặt Adolf Beck mà chẳng cần suy nghĩ lâu la gì. Danh sách những nạn nhân tiếp tục kéo dài. Marion Taylor “khá chắc chắn” rằng Beck chính là kẻ lừa đảo. Fanny Nutt mạnh miệng tuyên bố “Trong đám đông ngàn người thì tôi vẫn sẽ nhận ra hắn ta”. Evelyn Emily Miller nhận dạng được ngay Beck là kẻ trộm mà không khó khăn gì. Alice Sinclair cũng đã chọn Beck ra từ hơn chục người đàn ông đang xếp hàng. Ethel Annie Townsend, chỉ sau một lúc do dự cũng đã kết luận, “Đây chính là người đã lừa tôi”.
Vào tháng Hai năm sau, Beck đã phải ngồi tòa vì hơn 10 vụ trộm cắp, . Đã có ít nhất 12 nạn nhân cùng nhiều nhân chứng khác đến tố cáo và làm chứng chống lại ông trước phiên tòa.
Trong
vụ án này, Beck được quyền gặp luật sư, nhưng thật sự không hề còn tí hy vọng
gì ở đây cả. Beck không thể đưa ra bất cứ bằng chứng ngoại phạm đàng hoàng nào,
và tệ hơn nữa, công tố viên đã có nhân chứng sẵn sàng làm chứng rằng chữ viết
tay của kẻ lừa đảo có nhiều nét tương đồng với chữ viết tay của Adolf Beck.
Nhưng
không phải mọi hy vọng đều đã tắt ngấm. Vẫn còn một chút ánh sáng cho Beck,
nhưng rất mỏng manh.
Cách thức hoạt động của kẻ lừa đảo này rất đặc trưng và hầu như có thể nhận ra ngay: Đầu tiên, hắn sẽ lựa ra nạn nhân trên phố, thường là những người đã ly dị, góa hoặc độc thân. Khi đã lựa được nạn nhân, hắn sẽ tự giới thiệu bản thân mình là Bá tước Wilton, và hắn có một dinh thự ở St. John’s Wood đang cần gấp người giúp việc. Vị trí giúp việc này trả lương rất hậu hĩnh, được bao ăn ở và có nghỉ phép. Đối với những người phụ nữ này, được làm việc ổn định trong một dinh thự và có tiền là một lời đề nghị quá hấp dẫn để có thể bỏ qua.
Khi
đã nhận được cái gật đầu, Wilton tiếp tục nói rằng điều đầu tiên cần làm là đi
may quần áo mới, tất nhiên là do hắn trả, những người phụ nữ càng thêm hớn hở
khi Wilton bắt đầu kể ra một loạt những nhà may nổi tiếng, và nói rằng hãy đến
đây may đồ, và bảo họ gửi hóa đơn đến Bá tước Wilton.
Cuối
cùng, Wilton hỏi họ về đồ trang sức. Nhẫn có nhiều không, có miếng trâm cài nào
không, dây chuyền đắt tiền chứ? Dù câu trả lời có là gì đi nữa, thì hắn cũng
vẫn sẽ bảo họ đưa hết cho hắn và đến tiệm trang sức mua đồ mới đi, hóa đơn tất
nhiên vẫn gửi về cho Bá tước Wilton.
Xong xuôi, Wilton rời đi, không quên “mượn chút tiền” để đi xe taxi vì trong người chỉ còn toàn tiền chẵn. Sau đó, không có sau đó nữa, những người phụ nữ không bao giờ được gặp lại “Bá tước Wilton”.
Cách thức hoạt động này chính là cánh cửa hy vọng mở ra cho Adolf Beck. Luật sư của ông, cùng những viên cảnh sát lâu năm nhận ra rằng đây cũng chính là cách thức hoạt động của một tên cướp hoạt động hồi năm 1877, và hung thủ, một người đàn ông tên John Smith, đã ngồi tù 4 năm.
Smith và Beck có phải là một người không? Theo một cảnh sát, phải. Họ chắc chắn là cùng một người. Nhưng Beck khăng khăng rằng vào năm 1877, ông không sống ở London, và ông có bằng chứng cho việc đó.
Đây
đã có thể là lúc mà Beck đòi lại công lý cho mình, nhưng không. Khi phiên tòa
bắt đầu tại Old Bailey vào tháng Ba năm 1896, công tố viên đã mời một loạt nhân
chứng lên đưa lời khai, và ai ai cũng tự tin rằng Beck chính là kẻ phạm tội và
phải bị bỏ tù. Và khi Beck quyết định đưa bằng chứng ra, quan tòa đã từ chối.
Tình
cờ thay, Forrest Fulton cũng là người đã kết án Smith 4 năm tù hồi năm 1877,
nên đáng lẽ ông đã có thể nhận ra liệu Beck có phải là Smith hay không. Tuy
nhiên, ông từ chối tất cả mọi thảo luận liên quan đến vụ án năm 1877. Beck bị
kết án 7 năm tù:
Nhân chứng là quá nhiều, và quan tòa không thể bỏ qua những lời khai này.
2 năm trôi qua, nhiều nỗ lực kêu oan, nhưng đều vô ích. Cũng trong thời gian này, một bằng chứng khác giúp Beck thoát tội đã nổi lên. Thống đốc nhà tù Portland khi xem lại hồ sơ của cả 2 vụ án đã để ý rằng vào năm 1879, Smith đã yêu cầu đổi tôn giáo của ông từ Tin lành thành Do Thái giáo. Smith chứng minh rằng hắn là người theo Do Thái giáo bằng cách cho thống đốc thấy hắn đã được cắt bao quy đầu.
Thống
đốc đã cho người kiểm tra Beck và kết quả là ông chưa được cắt bao quy đầu, đây
là bằng chứng cho thấy Beck hoàn toàn không phải người đã phạm tội năm 1877,
cũng có nghĩa là Beck đã bị bắt oan.
Bộ
Nội Vụ biết về việc này và đã đem thưa với quan tòa Forrest Fulton, nhưng ông
vẫn từ chối mở lại vụ án, và mọi người phải chấp nhận quyết định của ông mà
không được thắc mắc. Không ai khác biết về bằng chứng này, ngay kể cả Beck. Và
ông đã phải hoàn thành bản án 7 năm của ông rồi mới được thả ra.
Vào năm 1901, khi bản án kết thúc, Beck đã 60 tuổi, và có thể như vậy đã là quá đủ drama cho một đời người, nhưng không.
Cuộc đời ông sẽ còn tiếp tục xuống dốc nữa.
(còn tiếp)
Comments