in

Loạt ảnh loài mèo ở bên cạnh anh lính trong bom đạn chiến tranh: Ngầu hết chỗ nói!

For Gallantry, We Also Serve (Vì lòng can đảm, chúng tôi cũng phụng sự) là dòng chữ được in trên Huân chương Dickin, một danh hiệu được trao cho động vật đã phục vụ hết mình trong chiến tranh. Huân chương này được tạo ra bởi Maria Dickin vào năm 1943 nhằm cũng như sự hy sinh của động vật trong Thế Chiến thứ hai.

Chú mèo duy nhất từng được nhận Huân chương Dickin là Simon, làm việc trên tàu HMS Amethyst. Simon đã anh dũng truy cùng diệt tận những con chuột nhắt trên tàu chiến, kể cả khi đang bị thương.

Mặc dù mèo ít khi gắn liền với hình ảnh dũng cảm, nhưng những chú mèo thời chiến đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong , chúng giúp bảo vệ lương thực và ngăn ngừa bệnh tật lây lan thông qua côn trùng như gián, chuột,…

Nhưng vai trò quan trọng nhất của những chú mèo là thúc đẩy tinh thần cho binh lính, nhiều chú đã được coi là linh vật, xuất hiện trên chiến hào, tàu chiến, máy bay cho đến xe tăng.

Trên tàu HMAS Nizam, “hoàng thượng” phải nằm võng mắc riêng.
Chân dung O’Connor và những người bạn cùng chú mèo của họ.
Mèo nhỏ được bảo vệ trong một cánh cửa giữa những bao cát. Nó đang nhìn một người lính tiến về phía mình.
Linh vật của cảnh sát biển Hoa Kỳ, Bilgwate, đang “kiểm tra” độ thoải mái của chiếc mũ đồng phục.
Người lính Anh đang đùa nghịch với mèo (trích trong Illustrated War News, số ra Thứ 7, London, 1918)
Chân dung J. G. Harrison cùng một chú mèo con.
Xạ thủ cùng với chú mèo trong một chiến hào. Cambrin, Pháp, 6/2/1918.
Pincher, linh vật của HMS Vindex, ngồi trên cánh quạt của chiếc máy bay đang được vận chuyển bằng tàu.
Cô mèo cái mang tên Spark Plug.
Chú mèo sải bước dọc nòng súng trên boong tàu HMS Queen Elizabeth. Bán đảo Gallipoli, 1915.
Thủy thủ trên tàu HMAS Melbourne đang ôm hai chú mèo, 1917.
Chỉ huy Clarence Orville Taff tạo dáng cùng Yardbird, linh vật của Phi đội Hắc Miêu.
Yardbird đi tuần tra.
Hai thành viên của Tiểu đoàn 9 cùng chú mèo cưng của họ, Martinpuich, 25/8/1916.
Mèo con Aircrew, linh vật của trường Không quân Hoàng gia Úc Cressy.
Thủ tướng Anh Winston Churchill làm quen với Blackie, linh vật của HMS Prince of Wales.
Pitouchi được sinh ra trong một chiến hào, nó đã cứu đồng đội của mình không lâu sau đó.

Mẹ của Pitouchi đã bị giết khi nó mới còn non. Trung úy Lekeux của Quân đội Bỉ sau này nhận nuôi và chăm sóc Pitouchi. Theo cuốn sách Soldiers in Fur and Feathers của Susan Bulanda, Pitouchi theo chân Lekeux tới bất cứ nơi đâu và vào một ngày nọ, nó đã cứu mạng Lekeux:

Khi Lekeux đến một điểm gần các phòng tuyến của Đức, ông thấy họ đang đào một con rãnh mới. Ông trốn trong một cái lỗ hầm gần đó để phác lại những gì vừa thấy. Ông mải mê với bản phác thảo của mình mà không nhận thấy lính Đức đang tuần tra. Khi phát hiện ra tình hình thì đã quá muộn để chạy trốn.

Ông quyết định nằm im, hy vọng rằng người Đức sẽ không nhìn thấy mình, nhưng thật không may khi Lekeux nghe một người lính nói: “Có người trong hố”.

Pitouchi nghe người Đức nói vậy bèn nhảy ra khỏi cái hố và trèo lên một miếng gỗ. Hai tên lính Đức giật mình và bắn hai phát về phía Pitouchi. Tuy nhiên Pitouchi đã không bị trúng đạn, nó nhảy trở về với Lekeux yêu dấu của mình. Người Đức cười và nói rằng họ đã nhầm một con mèo với một người đàn ông và bỏ đi. Lekeux đã hoàn thành các bức vẽ của mình và trở lại đội hình của Bỉ với Pitouchi trên vai.