in

Sở thú Bronx xin lỗi vì trưng bày một người châu Phi trong Ngôi nhà Khỉ

Vào năm 1906, Bronx ở New York, Mỹ đã đưa một người đàn ông từ Trung Phi vào trưng bày trong khu vực của khỉ. Anh ta đứng trong một chiếc chuồng sắt với một con đười ươi, xung quanh là hàng trăm người đang quan sát.

Giờ đây, 114 năm sau, tổ chức điều hành sở thú xin lỗi công chúng về điều đó. Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) vào hôm thứ Tư đã phát một thông báo để chính thức xin lỗi về việc bắt giam và trưng bày Ota Benga tại Sở thú Bronx.

Ota Benga, người đàn ông Châu Phi bị trưng bày trong Ngôi nhà Khỉ tại Sở thú Bronx năm 1906. (Ảnh: CNN)

“Chúng tôi vô cùng hối tiếc vì rất nhiều thế hệ đã bị tổn thương bởi những hành động này hoặc vì trước đây chúng tôi đã không lên án và tố cáo chúng.” Chủ tịch và Giám đốc điều hành của WCS Cristián Samper viết. “Chúng tôi nhận ra rằng công khai và có hệ thống vẫn tồn tại, tổ chức của chúng tôi phải đóng vai trò lớn hơn để đương đầu với vấn đề này.”

Theo như lời phát biểu, Ota Benga, thuộc tộc người Mbuti của Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay, đã được trưng bày tại Ngôi nhà Khỉ của sở thú trong khoảng vài ngày vào tháng 9 năm 1906. Anh ta được thả ra sau khi các mục sư ở địa phương bày tỏ sự phẫn nộ và đòi trả lại tự do cho anh.

Trong thời gian bị giam cầm tại Sở thú, Benga đã bị đối xử một cách vô nhân tính, theo Pamela Newkirk, tác giả của Spectacle: The Astonishing Life of Ota Benga (Tạm dịch: Cảnh tượng: Cuộc sống đáng kinh ngạc của Ota Benga). Newkirk, người cũng đã từng viết một bài bình luận trên CNN về hoàn cảnh bị giam cầm của Benga, nói rằng anh ta thường phải đối mặt với hàng trăm người cùng một lúc trong khi bị nhốt trong một cái lồng sắt với một con đười ươi.

Anh chỉ có rất ít thời gian bên ngoài. Sau một tuần, Benga bắt đầu chống cự và đe dọa khách tham quan, điều này góp phần giúp anh được phóng thích, Newkirk viết trong một bài xã luận quan điểm của cô. Theo WCS, khi cuối cùng Benga cũng được được giải thoát, Reverend James Gordon đã đưa anh vào một trại trẻ mồ côi mà ông điều hành ở Weeksville, Brooklyn. Mười năm sau, Benga, người “không thể trở về nhà”, đã qua đời vì tự tử.

Sở thú Bronx, New York, Mỹ. (Ảnh: Getty)

Tổ chức này cũng đã lên án “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ngụy
khoa học và dựa trên thuyết ưu sinh cùng những văn bản và triết lý đi kèm”, được
phát triển bởi hai nhà sáng lập của nó là Madison Grant và Henry Fairfield
Osborn, Sr.

Để vấn đề trở nên minh bạch hơn, WCS đang trong quá trình công
khai tất cả các hồ sơ và tài liệu lưu trữ liên quan đến Benga. Tổ chức này cho
biết họ cam kết phát triển các dự án bổ sung để làm cho dữ liệu lịch sử của họ “có
thể truy cập và minh bạch”.

“Hôm nay tôi đã tự yêu cầu bản thân và các đồng nghiệp của mình làm tốt hơn, và không bao giờ nhắm mắt làm ngơ trước bất kỳ sự bất công nào, tại bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.”

Samper viết.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Mẫu xe ô tô gây sốt MXH Hàn vì vừa cứu 1 gia đình thoát chết, 16 năm bán ra chưa từng gây ra tử vong

Cthulhu Mythos – Vũ trụ kinh dị, nơi ẩn chứa những câu chuyện huyền bí rùng rợn của H.P. Lovecraft