in

Những câu chuyện có thật đọc xong là sợ (P5: Những đứa trẻ nhà Sodder)

, nhưng George và Jennie Sodder lại đang sống những ngày buồn bã nhất cuộc đời của họ. Thảm họa đã giáng xuống Fayetteville, miền Tây Virginia vào đêm trước Giáng Sinh năm 1945 khi một ngọn lửa phá tan căn nhà của gia đình Sodder cùng với 5 đứa trẻ đang trong.

Nhưng có thật là như thế không?

Theo tờ The Smithsonian, ngọn lửa bắt đầu bùng cháy vào khoảng 1h sáng. George và Jennie thoát ra bên ngoài căn nhà cùng với 4 đứa con của họ, và khi George quay trở lại để cứu lấy 5 đứa còn lại thì hết chuyện này đến chuyện khác xảy ra: Thang của ông bị mất, và cả 2 chiếc xe đều không chịu nổ máy.

Thợ cứu hỏa phải mãi đến 8h sáng mới đến, lúc này thì cả căn nhà của gia đình Sodder chỉ còn là đám tro tàn. Sau khi điều tra thì kết luận được rút ra là vụ cháy xảy ra do lỗi chập mạch điện. Văn phòng pháp y đã ban hành 5 giấy chứng tử do hỏa hoạn hoặc nghẹt thở. Nhưng đã không ai tìm thấy mảnh xương hay mảnh thịt nào của 5 đứa trẻ trong đống đổ nát.

Nhất quyết
không tin rằng Maurice, Martha, Louis, Jennie và Betty đã qua đời trong đống lửa,
George và Jennie đã dựng một tấm bảng đăng tin dọc đường 16 để tìm bất cứ sự trợ
giúp nào họ có thể.

Một nhân viên hỏa
táng đã xác nhận với bà Sodder rằng xương vẫn sẽ còn nguyên vẹn phần nào đó mặc
dù bị đốt hơn 2 tiếng ở nhiệt độ 2000 độ C. Ngọn lửa ở gia đình Sodder đêm đó
chỉ kéo dài trong 45 phút. Nhưng mọi thứ bắt đầu trở nên tệ hơn khi gia đình
Sodder nhớ ra rằng đã có người lạ đến nhà họ vài tháng trước, và một cuộc điện
thoại kỳ lạ vào đêm xảy ra vụ hỏa hoạn.

Giữa những , một người đàn ông lạ mặt xuất hiện để xin việc làm. Ông chỉ vào các hộp cầu chì của gia đình và bảo “Mấy thứ này sẽ gây ra hỏa hoạn một ngày nào đấy”. Một người đàn ông khác cũng xuất hiện không lâu sau đó, gạ gẫm gia đình Sodder mua bảo hiểm, nhưng họ đã từ chối.

Ngôi nhà chết tiệt của lũ keo kiệt chúng mày rồi sẽ nghi ngút khói. Và con của chúng mày sẽ cháy rụi trong đó. Và tụi mày sẽ phải trả giá vì những gì tụi mày đã nói về Mussolini.

George Sodder
thường lên tiếng phản đối nhà độc tài người Ý Benito Mussolini tại các buổi họp
địa phương, nhưng khi ông bị một người lạ mặt đe dọa, ông đã không để tâm mấy.

Vài phút trước khi đám cháy bùng phát, đã có một cuộc điện thoại gọi đến gia đình Sodder từ một phụ nữ xa lạ hỏi xin được nói chuyện với ai đó. Jennie kể lại rằng bà có nghe thấy tiếng cười và tiếng kính va đập vào nhau

Xin lỗi, nhưng bà gọi lộn số rồi.

Vậy thì những đứa
trẻ mất tích của gia đình Sodder đã ở đâu? Một nữ phục vụ quán ăn đã báo cáo rằng
thấy chúng tại quán ăn cô làm việc, tại một điểm dừng cho du khách 50 dặm về
phía Tây. Một người khác cũng tuyên bố rằng đã thấy 4 trong số 5 đứa trẻ tại một
khách sạn ở Charleston.

Người nhà
Sodder cũng đã tìm đến FBI, nhưng J. Edgar Hoover đã từ chối vụ án này. Sau đó,
họ thuê một thám tử tư, C.C. Tinsley, ông đã phát hiện ra nhân viên bán bảo hiểm
từ mùa thu năm đó là một thành viên của bồi thẩm đoàn đã kết luận vụ hỏa hoạn xảy
ra do lỗi chập điện.

Gia đình sau đó đã lùng sục căn cứ tại ngôi nhà cũ và đã tìm thấy vài mảnh đốt sống. Những đốt sống này được gửi ngay đến Viện Smithsonian để phân tích. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả các đốt sống đều thuộc về cùng 1 người, nhưng đáng ngạc nhiên là người này không hề có mặt trong đám lửa lúc vụ hỏa hoạn xảy ra.

Phần thưởng mà gia đình Sodder đề ra tăng gấp đôi lên 10,000 USD. Điều này đã thúc đẩy một loạt các cuộc gọi và nhiều tuyên bố rằng những đứa trẻ mất tích đã được tìm thấy, nhưng những tuyên bố này cuối cùng rồi cũng rơi vào những ngõ cụt. 20 năm tiếp theo chậm rãi trôi qua và rồi Jennie nhận được một manh mối đầy hứa hẹn: Một lá thư từ Kentucky không có địa chỉ trả lại, với một bức ảnh bên trong cùng với ghi chú khó hiểu:

Louis Sodder. Tôi yêu anh Frankie. Ilil [sic] Boys. A903132 hoặc 35.

Trong tấm hình
kèm theo là một người đàn ông tuổi 20 có chút nét mặt nhìn giống với Louis. Khi
họ gửi thám tử đến Kentucky để điều tra thì người đàn ông này đã biến mất. Gia
đình Sodder thêm bức hình này vào bảng quảng cáo ở đường 16, nhưng manh mối này
cuối cùng cũng chẳng dẫn đến đâu.

Chúng tôi sắp hết thời gian rồi. Nhưng chúng tôi chỉ thật sự muốn biết liệu những đứa trẻ có chết trong đám cháy năm đó hay không, chúng tôi muốn được thuyết phục một lần cuối. Còn không thì chúng tôi chỉ muốn biết chuyện gì đã thực sự xảy ra.

George qua đời
vào năm 1968, một năm sau đó. Và Jennie cũng qua đời vào năm 1989. Đứa con gái
cuối cùng còn sống, Sylvia, nhất quyết không chịu tin rằng anh em cô đã bị hóa
tro cùng với ngôi nhà.