in

6 kiến thức tâm lý học về giấc mơ

Mặc dù đã được suốt nhiều năm, nhưng giấc mơ vẫn là một trong những trải nghiệm bí ẩn nhất đối với con người. Về bản chất, giấc mơ là sự nối tiếp của những cảm giác, cảm xúc, ý tưởng và hình ảnh xảy ra một cách không tự nguyện trong tâm trí của một người khi họ ngủ. Chúng được biết là xảy ra chủ yếu (nhưng không phải duy nhất) trong một giai đoạn ngủ gọi là giai đoạn Chuyển động mắt nhanh (REM), giống như thức dậy nhiều nhất vì trong giai đoạn này, não bộ hoạt động rất nhiều.

Có nhiều ý kiến và giả thuyết khác nhau xung quanh ý nghĩa của những giấc mơ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cụ thể đã tiết lộ sự thật tâm lý học đáng ngạc nhiên về hiện tượng này.

1. Đàn ông và phụ nữ mơ khác nhau

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sinh lý của nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt. Giấc mơ của đàn ông có nội dung và hoạt động thể chất mạnh mẽ hơn, trong khi giấc mơ của phụ nữ xuất hiện nhiều cuộc trò chuyện hơn hoạt động thể chất. Giấc mơ của phụ nữ cũng dài và có nhiều nhân vật hơn một chút. 67% nhân vật trong giấc mơ của đàn ông là những người đàn ông khác, còn tỷ lệ những người phụ nữ khác xuất hiện trong giấc mơ của phái nữ là 48%.

2. Giấc mơ chủ động giúp ta giải quyết vấn đề

Để tìm lời giải cho câu hỏi muôn thuở: Vì sao chúng ta mơ?, nhà tâm lý học trường Đại học Harvard Deidre Barrett đã xây dựng một giả thuyết khá độc đáo. Cô nhận ra rằng giấc ngủ cũng có thể giúp chúng ta lý giải những khúc mắc mà ta gặp phải trong cuộc sống. Những khía cạnh đầy hình ảnh và phi lý của giấc mơ ban đêm lại rất hoàn hảo để có suy nghĩ đột phá, điều cần thiết giúp giải quyết những vướng mắc của ban ngày.

“Dù là ở trạng thái mơ hay tỉnh, chúng ta đều tìm cách giải quyết cùng một vấn đề.” Cô nói thêm rằng mặc dù ban đầu giấc mơ phát triển với nhiều mục đích khác nhau, nhưng theo thời gian chúng đã thay đổi và được tinh chỉnh để giúp não tái khởi động và giải quyết vấn đề.

3. Giấc mơ bạo lực có thể là một điềm báo

Một nghiên cứu cho thấy hiện tượng rối loạn giấc ngủ, hay hiện tượng có những hành động bạo lực như đấm, đá hoặc la hét dữ dội khi mơ thường là một dấu hiệu sớm cho các chứng rối loạn não bộ, như Parkinson hay chứng mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ y tế từ năm 2006 đến 2009 để lọc ra những trường hợp gặp phải một hiện tượng gọi là rối loạn REM. Họ đã tìm thấy 27 bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ ít nhất 15 năm trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa thần kinh.

Triệu chứng chính của rối loạn giấc ngủ REM là có những hành động bạo lực trong giấc mơ, thậm chí có thể làm chính mình hoặc người ngủ cùng bị thương. Khi người đó tỉnh dậy, họ có thể nhớ lại một cách sinh động nội dung bạo lực của giấc mơ tương ứng với cú đá hoặc đập của mình.

4. Tất cả những gương mặt gặp trong mơ là những người mà chúng ta đã thấy

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng bộ não của chúng ta không có khả năng tạo ra những khuôn mặt mới trong giấc mơ. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ khuôn mặt nào bạn nhìn thấy trong mơ đều là người bạn đã thấy ở đâu đó trước đây.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng những nhân vật trong mơ này nhất thiết phải là người mà bạn biết rõ. Ai cũng có thể liên tục bắt gặp những gương mặt mà bộ não không coi là quan trọng, ví dụ như một phát thanh viên truyền hình hay một hành khách trên tàu có thể xuất hiện trong mơ kể cả khi bạn không nhớ là đã gặp họ.

5. “Cú đêm” gặp ác mộng nhiều hơn

Mặc dù thức khuya có thể sẽ có thêm thời gian để làm việc và vui chơi, nhưng thói quen này cũng sẽ làm tăng khả năng gặp ác mộng. Nghiên cứu được công bố vào năm 2011 trên tạp chí Sleep and Biological Rhythms, tiết lộ rằng những có nhiều khả năng gặp ác mộng hơn so với những chú “chim sớm”.

Trong nghiên cứu này, 264 sinh viên đại học được yêu cầu đánh giá tần suất gặp ác mộng theo thang điểm 0-4 (0 có nghĩa là “không bao giờ”, 4 có nghĩa là “lúc nào cũng thế”). Những người có xu hướng thức khuya đạt 2,1, trong khi những người dậy sớm trung bình ở mức 1,23.

Đây là một sự khác biệt đáng kể, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu
chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân của hiện tượng này. Một trong
số những suy đoán của họ là hiện tượng hormone gây căng thẳng cortisol lên đến
đỉnh điểm vào buổi sáng ngay trước khi chúng ta thức dậy, thời điểm mà mọi người
đang ở trong giai đoạn REM. Nếu bạn vẫn còn ngủ vào thời điểm đó, sự gia tăng
cortisol có thể kích thích những giấc mơ sống động hoặc ác mộng.

6. Chúng ta có thể kiểm soát giấc mơ

Mơ tỉnh () là một trạng thái trong đó một người nhận thức được thực tế họ đang mơ. Nó được coi là sự kết hợp giữa trạng thái có ý thức và REM, cho phép người mơ điều khiển và định hướng nội dung giấc mơ.

Theo nghiên cứu thú vị được thực hiện bởi Jayne Gackenbach, nhà tâm lý học tại Đại học Grant MacEwan ở Canada, những người chơi trò chơi điện tử thường có khả năng mơ tỉnh nhiều hơn những người khác. Họ cũng có khả năng điều khiển thế giới trong mơ của mình tốt hơn, như thể điều khiển một nhân vật trong trò chơi điện tử. “Các game thủ đã quen với việc kiểm soát nhân vật trong game của họ, qua đó có thể chuyển khả năng này vào trong những giấc mơ”, Tiến sĩ Gackenbach nói.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

5 vụ mất tích nhuốm màu huyền bí, để lại dấu hỏi lớn trong lịch sử nhân loại

Thử lòng dũng cảm với 24 vụ án mạng kì dị, nhiều plot twist đến nay vẫn chưa có lời giải (P2)