in

Bạn có biết 4 loại axit cực mạnh, sức phá huỷ còn hơn cả H2SO4 đặc?

Nhắc tới axit mạnh, chúng ta thường nghĩ ngay tới H2SO4 đặc 98% – thứ thường được giới thiệu trong các phòng thí nghiệm hóa học tại trường THPT hay Đại Học. Thế nhưng, còn có những loại axit với sức mạnh khủng khiếp khác.

Axit Fluoroantimonic

  • Công thức hóa học: H2FSbF6
  • Giá trị Ho: -15 (axit nguyên chất), -28 (với nồng độ mol% trên 50)

Đây được cho là siêu axit mạnh nhất trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại. Nó được tạo bằng cách trộn axit HF với Antimoni Pentafluoride SbF5. Sức ăn mòn của nó mạnh tới mức không một loại vật liệu nào có thể được dùng để chứa nó – trừ PTFE, một loại nhựa tổng hợp đặc biệt.

Siêu axit này có rất nhiều ứng dụng thực tế trong công nghiệp hóa học, đặc biệt là ngành hóa dầu. Thông thường, nó sẽ được dùng để tách H2 và metan ra khỏi neopentan và isobutan (2 loại chất đốt thường thấy trong công nghiệp).

“Axit thần kỳ” (Magic acid)

  • Công thức hóa học: FSO3H.SbF5
  • Giá trị Ho: -23

Gọi đây là axit “thần kỳ” là bởi vì nó được tìm ra một cách rất “huyền bí”. Vào một ngày năm 1966, một thành viên của phòng thí nghiệm Olah, đại học Ohio đã vô tình tìm ra được nó trong khi mô phỏng quá trình proton hóa. Một cây nến sáp đã tan chảy một cách vô cùng… “ảo diệu” và tạo thành một lớp phủ lên bề mặt của một thứ dung dịch đậm đặc – chính là “axit thần kỳ”

Axit thần kỳ được tạo thành bằng cách trộn HSO3F với SbF5.

Axit Perchloric

  • Công thức phân tử: HClO4
  • Giá trị Ho: -15 ~ -17

Đây là axit mạnh nhất theo thuyết Bronsted – lý thuyết về axit thường được dạy trong các trường phổ thông. Nó có tính oxi hóa và khả năng ăn mòn cực mạnh. Năm 1947, 150 người đã bị thương nặng, 17 người tử vong, hơn 250 công trình nhà cửa xung quanh đã bị tàn phá do một vụ nổ hóa chất ở Los Angeles, California, Mỹ. 75% số hóa chất đó là Perchloric axit.

Mặc dù có sức phá hoại như vậy, HClO4 vẫn được sử dụng rộng rãi, thậm chí là được ưu tiên trong một số trường hợp. Nó cũng là thành phần để tạo nên NH4ClO4 – một loại nhiên liệu tên lửa

Để tạo ra được axit này, người ta cho muối Natri của nó tác dụng với HCl đậm đặc.

Axit Carborane

  • Công thức hóa học: H(CHB11Cl11)
  • Giá trị Ho: -18

Mặc dù vẫn là một trong những loại axit rất mạnh, nhưng axit carborane lại “dễ chịu” hơn rất nhiều so với các anh em đồng trang lứa của nó. Đây cũng là siêu axit duy nhất có thể được trữ trong các loại bình thủy tinh thông thường.

Lý do cho việc này là bởi, axit carborane vẫn có khả năng cho proton như những axit khác. Tuy nhiên, phần còn lại sau khi “cống hiến”, tuy có độ âm điện lớn nhưng lại rất bền – bền tới mức “chảnh” không chịu tương tác với bất cứ chất nào khác nữa.

Mặc dù đã được phát hiện từ năm 2004, nhưng mãi đến năm 2013, người ta mới hoàn toàn nắm được các tính chất của nó.

Axit là một trong những hóa chất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó được định nghĩa bằng nhiều giả thuyết khác nhau. Trong những trường hợp thông thường, thuyết Bronsted được áp dụng để quyết định một chất có là axit hay không bằng cách xem xét khả năng cho và nhận proton của nó. Độ mạnh yếu của một axit khi đó được xác định bằng hằng số axit. Axit càng mạnh thì hằng số axit càng thấp.

Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp, ngày càng nhiều các loại axit mới được tổng hợp nhằm phục vụ cho sự phát triển của Hóa hữu cơ. Hằng số axit lúc này không còn đủ để kiểm tra độ mạnh của một axit nữa. Thang Ho ra đời, và nó đã trở thành một trong những phép đo siêu axit phổ biến trong Hóa học hiện nay.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Meghan ‘thất vọng’ vì không thể ‘nương tựa’ chị dâu Kate Middleton khi Harry – William đối đầu

Những chi tiết kinh hoàng ít người nhắc đến trong các sự kiện lịch sử lớn