Khi chữ cái O dùng để đánh dấu các bệnh nhân được cho mắc một loại bệnh truyền nhiễm lạ bị hiểu nhầm thành số 0, một khái niệm gây tranh cãi mới đã ra đời, mang tên “bệnh nhân số 0” (patient zero). “Từ này có nghĩa rất rộng”, đó là lời của Richard McKay, một sử gia ở Đại học Cambridge, Anh “Nó có thể là vô nghĩa, những cũng có nghĩa là khởi đầu cho tất cả”.
Bệnh nhân số 0 đầu tiên
Cái tên này lần đầu xuất hiện và ngay lập tức gắn chặt đến tên tuổi của Gaëtan Dugas, một tiếp viên hàng không Canada gốc Pháp. Dugas được cho là bệnh nhân đầu tiên mang virus HIV đến Bắc Mỹ. Thứ virus chết người trên nhanh chóng lây lan ra toàn bộ khu vực này và làm cả đất nước rung chuyển.
Chưa bao giờ, nước Mỹ đối diện với một loại bệnh lạ như vậy và ngay lập tức, các bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm GRID (Gay Related Immune Deficiency – hội chứng suy giảm miễn dịch ở – tên trước kia của HIV) bị cách ly và đối xử “dưới cả chuẩn con người với nhau”. Thế nhưng, biệt danh “bệnh nhân số 0” dành cho Dugas lại đến từ một lỗi dịch thuật tai hại.
Chữ số 0, thực chất là chữ cái O, viết tắt cho từ “Out of California”, chú thích rằng Dugas đã từng rời khỏi California trong thời gian trước khi bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, thế cũng là quá đủ để truyền thông có thể quy trách nhiệm cho một “thủ phạm” duy nhất.
Cho đến nay, HIV/AIDS đã trở thành một và chưa thể tìm ra bất kỳ một phương thức hữu hiệu nào. Di sản mà thời kỳ biến động này để lại còn là một khái niệm y tế hoàn toàn mới, thay đổi cách tiếp cận của giới y khoa trước các dịch bệnh mãi mãi.
Siêu lây lan và Siêu ủ bệnh
Bệnh nhân số 0 là một từ thường dùng để chỉ những ca bệnh đặc biệt, có thể coi là những ca đầu tiên được báo cáo là có mang mầm bệnh trong người. Nhiều nhà khoa học và các quan chức sức khỏe cộng đồng thường tránh gọi riêng những bệnh nhân như vậy và sử dụng cụm từ này để chỉ chung toàn bộ những ca mắc đầu tiên. Việc gọi một người là ‘bệnh nhân số 0’, một mặt sẽ khiến người ta hiểu nhầm về cách mà dịch bệnh lây lan, mặt khác, đổ lỗi cho một cá nhân rằng họ là nguồn cơn gây bệnh thì thực là thiếu tôn trọng.
Nhận định của Thomas Friedrich, phó giáo sư ngành Sinh lý bệnh học ở Đại học Wisconsin-Trường thú y Madison
Một số nhà khoa học vẫn cho rằng việc phân tích các ca mắc đầu tiên, bất kể đó là người hay động vật bị nhiễm virus là rất quan trọng và cần thiết trong công tác dập dịch. Đối với nhiều đại dịch bệnh truyền nhiễm, ca bệnh đầu tiên thì không thể bị phát hiện ra được, theo lời Tiến sĩ Ian Lipkin, giáo sư dịch tễ học và giám đốc Trung tâm Nhiễm trùng và Miễn dịch tại Đại học Columbia ở New York cho biết.
“Không có gì lạ khi các tác nhân truyền nhiễm xâm nhập vào môi trường trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ mà không phát hiện ra”, hơn nữa, Lipkin cũng nhấn mạnh, tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào một cộng đồng thì sẽ không chỉ tác động đến một bệnh nhân duy nhất, mà thường là nhiều người cùng một lúc.
“Vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu người ta sử dụng cụm ‘những tác nhân siêu lây lan’, thường nói về những cá thể có phạm vi di chuyển rộng trong cộng đồng, có khả năng lan truyền virus cho số đông”, cũng theo lời của Lipkin. Chính vì thế, có thể nói, dù Dugas không phải là bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm HIV, nhưng anh ta vẫn có thể đóng vai trò như một “tác nhân siêu lây lan”.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến những “tác nhân siêu ủ bệnh”, những người có mang nhiều mầm bệnh trong cơ thể và có thể phát tán chúng trong môi trường mà không qua tương tác trực tiếp với con người. Và khi nhìn lại những lần chống lại các dịch bệnh truyền nhiễm trước kia trong lịch sử, các “tác nhân siêu lây lan kiêm siêu ủ bệnh” thường được lấy ra làm ví dụ cho trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.
Mary thương hàn ngoài đời thực
Mary Mallon, hay còn biết đến với cái tên Mary thương hàn được coi là trường hợp “siêu lây nhiễm và siêu ủ bệnh” đầu tiên. Mallon sinh ra ở Ailen và làm giúp việc cho các gia đình giàu có ở New York vào những năm 1900. Bình thường, Mallon vốn rất khỏe mạnh nhưng một ngày nọ, các thành viên trong gia đình chủ mà cô phục vụ bỗng xuất hiện những triệu chứng của sốt thương hàn, một căn bệnh đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Không chỉ vậy, nhiều hộ gia đình khác, cũng được cho là đã ăn thức ăn chuẩn bị từ Mallon cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự.
Những trường hợp như Mary thương hàn là một ca ‘siêu nhiễm và siêu ủ’ điển hình, những người có mang trong mình tác nhân gây bệnh nhưng lại không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh và lây lan cho người khác
Friedrich nói
Mallon sau đó đã bị buộc phải cách ly hai lần trong tổng cộng 26 năm. Trong thời gian này, bà đã cố gắng kiện bộ y tế New York và khẳng định mình không bị bệnh và cũng không lây bệnh cho người khác. Nỗ lực của Mallon đã không thành và bà mất năm 1938.
Bệnh nhân đầu tiên bị SARS
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều nhà khoa học cho rằng khởi đầu của dịch bệnh SARS (Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng) toàn cầu năm 2003 đến từ một đêm định mệnh của bác sĩ ở Hong Kong.
Bác sĩ Liu Jianlun, một bác sĩ y khoa 64 tuổi đến từ phía nam tỉnh Quảng Đông ,Trung Quốc, được cho là đã bị ốm trong thời gian ở khách sạn Metropole và có thể đã truyền virut cho ít nhất 16 khách khác ở cùng tầng, theo bản tin. “Anh sẽ không gọi Liu là” bệnh nhân số 0 “, nhưng nếu xem xét mức độ ảnh hưởng của ông ấy trong việc phát tán virus thì đây thực sự là một điều rất đáng quan tâm”, Lipkin, người từng nhận Giải thưởng cho Hợp tác Khoa học và Công nghệ Quốc tế và vì công tác hỗ trợ WHO cũng và Trung Quốc trong thời kỳ bùng phát dịch SARS nhận định.
Những khách hàng ở cùng tầng với Liu đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau sau đó mà không biết mình bị nhiễm bệnh. Trong vòng chưa đầy bốn tháng, đã có khoảng 4.000 trường hợp mắc SARS và 550 trường hợp tử vong do SARS được cho là đều có nguồn gốc từ Liu. Vậy vị bác sĩ này đã bị nhiễm SARS như thế nào?
Nhiều người cho rằng, một nông dân ở Quảng Đông có thể đã bị nhiễm SARS sau khi . Người này sau đó đã đến khám tại bệnh viện và Liu chính là người trực tiếp điều trị cho ông. Chính điều này đã tạo điều kiện để virus gây bệnh SARS lây từ người sang người, sau khi nó bị lây truyền từ động vật sang người.
Theo báo cáo của WHO, SARS được cho là có nguồn gốc từ dơi và sau đó lây sang các động vật khác như mèo cầy, trước khi lây nhiễm cho con người ở Trung Quốc. Khoảng 60% của tất cả các bệnh truyền nhiễm hiện có ở người là đều lây từ động vật sang người. Stein, nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học New York cho biết. “Theo dự đoán, đến năm 2020, sẽ có khoảng 10 đến 40 loại virus mới xuất hiện trên con người”, Stein nói, trích dẫn một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society.
Có rất nhiều bệnh nhân số 0’, những cá thể dễ bị lây nhiễm nhất. Để ngăn chặn một đại dịch mới, người ta không thể chỉ nhìn xem là con virus đó có lây từ động vật sang người hay không bởi thực tế chứng minh, con người luôn dễ bị tổn thương trước các virus có sẵn trong động vật.
Phó giáo sư Friedrich ở Đại học Wisconsin
Chìa khóa cho sự bùng phát, Friedrich nói, là từ một người, được truyền sang nhiều người hơn. Đây là công thức chung ở tất cả các đại dịch từng diễn ra trên thế giới, như cúm H5N1, Ebola,..
Cậu bé sống sốt sau cúm lợn
Cúm H1N1 đã xuất hiện ở người và gây ra đại dịch năm 1918. Đến năm 2009, loại virus này quay lại và tiếp tục khiến dư luận toàn cầu hoang mang. Theo nhiều người, virus gây ra đại dịch năm 2009 có một số điểm tương đồng di truyền kỳ lạ với virus 1918. Sự bùng phát là ví dụ sinh động nhất cho việc, một loại vi-rút cúm mới có thể xâm nhập vào quần thể người nhanh đến thế nào, Friedrich nói.
Edgar Hernandez là một đứa trẻ 5 tuổi sống ở thị trấn La Gloria, Mexico được coi là trường hợp đầu tiên được ghi nhận nhiễm cúm lợn trong trận đại dịch năm 2009. Mẹ bệnh nhi này cho rằng Edgar bị lây bệnh từ một con lợn trong khu vực. Rất may mắn, cậu bé vẫn còn sống khỏe mạnh đến hiện tại.
“Những trường hợp như thế này không chỉ bị nhiễm virus từ vật chủ động vật mang bệnh mà sau đó, con virus này còn ‘tự biến đổi’ để có thể tiếp tục lây từ người này sang người khác và đó là cơ hội vàng để xuất phát một ổ dịch,” Friedrich nói. “Tuy nhiên, không phải loại virus nào cũng có thể làm điều đó. Một số chủng virus chỉ có thể làm điều đó khi chúng yếu đi và sắp chết, nhưng đó là lại lúc lây nhiễm mạnh nhất, tạo nên các đợt bùng dịch”
Emile và đại dịch Ebola ở Đông Phi năm 2014
Nếu nhắc đến các loại virus có khả năng lây từ người sang người mạnh mẽ nhất, cái tên Ebola chắc chắn sẽ không thể bị bỏ qua. Ebola có thể từ người này san người khác thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, nội tạng và các chất dịch cơ thể khác của động vật bị nhiễm bệnh, như dơi ăn quả, khỉ hoặc thậm chí là linh dương rừng, theo WHO.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2014, một cậu bé 2 tuổi bị nghi ngờ là trường hợp đầu tiêng gây ra cơn bùng phát dịch ebola tồi tệ nhất trong lịch sử, gây ra cái chết cho hàng ngàn người ở Đông Phi.
Emile Ouamouno là một đứa trẻ sống ở làng Meliandou phía nam Guinea. Vào tháng 12 năm 2013, Ouamouno được ghi nhận là xuất hiện các triệu chứng như sốt, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng rồi chết 4 ngày sau đó. Trong vòng một tháng, bà, mẹ và em gái 3 tuổi của cậu bé cũng chết với những triệu chứng tương tự. Theo quan chức y tế địa phương, rất có thể cậu bé bị lây bệnh từ một con dơi rừng.
“Ebola rất đặc biệt, vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thói quen chôn cất không an toàn, trong đó những người khỏe mạnh có tiếp xúc với thi thể người quá cố, và điều này dường như đã góp phần vào sự lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng”, Stein cũng nhấn mạnh, thi thể của người chết cũng có chứa hàm lượng virus cực cao, lên đến hàng triệu đơn vị trong một ml máu. Bên cạnh đó, nhận thức y tế hạn chết, thiếu hụt các trang thiết bị trong phòng chống bệnh cũng gây ra nhiều cản trở để dập tắt dịch bệnh.
Tìm ra bệnh nhân số 0 liệu có còn cần thiết?
“Rất khó xác định ai là người đầu tiên của một dịch bệnh”, Lipkin, nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia chia sẻ. “Những ca bệnh đầu tiên theo dõi được như trong vụ dịch Ebola là rất hiếm, bởi chúng ta đã theo dõi nó trong thời gian từ lúc phát tác đến khi dịch bệnh bùng phát”.
Đổ lỗi cho một ai đó rằng ‘Ồ, người này đã bắt đầu cho dịch bệnh’ thực sự là không hay. Tuy nhiên, là con người, ta thường thấy dễ dàng hơn khi cố kết nối các câu chuyện với nhau và tìm ra một cá nhân để đổ lỗi. Điều này sẽ gây ra những hiểu nhầm trong công tác phòng chống dịch bệnh sau này bởi những mối liên kết đến một cá thể cụ thể là không chặt chẽ. Những người đó, họ không ý thức được rằng mình là người “mang bệnh” đến cho cộng đồng. Họ chỉ là những cá thể “đến không đúng nơi, ở không đúng thời điểm”
Jacobs, nhà virus học tại Đại học bang Arizona, nói.
Comments