in

Địa điểm trên Trái Đất không hề tồn tại bất cứ sự sống nào

Sự sống luôn tồn tại ở mọi nơi trên Trái Đất, từ những sa mạc khô cằn cho đến những lãnh nguyên băng giá khổng lồ, các lỗ thông nhiệt đầy khí độc hay nơi sâu thẳm nhất của đáy đại dương, đâu đâu cũng ghi nhận được sự sống, kể cả là dấu hiệu sinh tồn của một loài vi khuẩn nhỏ bé. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã không thể tìm thấy bất kì sự sống nào ở khu vực quanh núi lửa Dallol,

Trái ngược với nhiều nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học
đã tiến hành nhiều thử nghiệm và nhận thấy rằng đây là nơi hoàn toàn không có sự
sống, thậm chí không hề có cả vi sinh vật. Đây là một trong những môi trường khắc
nghiệt nhất trên Trái Đất. Cụ thể, khu vực xung quanh núi lửa Dallol cực kỳ
nóng, mặn và đầy axit. Đặc biệt, vùng trũng Danakil chứa các dòng chảy nước
nóng có đầy muối, khí độc khiến không khí xung quanh luôn bị tắc nghẽn. Ngay cả
trong mùa đông, nhiệt độ ban ngày ở đây vẫn có thể lên đến 45 độ C. Ở đây cũng
ghi nhận sự xuất hiện của một số bể chứa axit và nước mặn có độ pH âm.

Sau khi phân tích khá nhiều mẫu với việc kiểm soát thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và phương pháp hiệu chỉnh chính xác, chúng tôi xác nhận rằng không có sự sống của vi khuẩn trong các bể chứa có nồng độ muối đậm đặc, giàu magie.

Purificación López García, tác giả nghiên cứu và nhà sinh học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp cho biết.

Tuy nhiên, bên ngoài ao, đó lại là một câu chuyện khác. Dù các hồ chứa là hoàn toàn vô trùng nhưng có những nơi vẫn có điều kiện cho phép các vẫn tồn tại.

Các nhà khoa học nhận định rằng ở khu vực bên ngoài hồ vẫn
ghi nhận sự xuất hiện của vi khuẩn halophilic – một loại vi khuẩn cổ ưa mặn sống
ở khu vực sa mạc và các kênh nước mặn bao quanh vùng địa nhiệt. Tuy nhiên trong
các bể đậm đặc muối và axit hay ở hồ Vàng, hồ Đen đầy magie thì không hề có bất
kì vi sinh vật nào.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bằng chứng là có nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất ví dụ như bể nước ở Dallol là vô trùng dù chúng chứa đầy nước ở dạng lỏng

Lopez Garcia nhấn mạnh

Công trình này sẽ khiến các nhà khoa học buộc phải thận trọng
hơn trong việc xác định sự sống ở bất kì một hành tinh nào đó.  Bởi từ trước đến nay, sự hiện diện của nước ở
dạng lỏng được coi là một trong những yếu tố xác nhận có sự xuất hiện của sự sống.

Trong trường hợp ở hồ Dallol, các nhà khoa học đã phát hiện
ra một số nhân tố ngăn cản sự hiện diện của dấu hiệu sinh tồn. Đó là muối magie
chaotropic – tác nhân gây phá vỡ liên kết hydro và sự kết hợp cùng lúc của độ mặn
cao, tính axit và nhiệt độ cao.

Chúng ta không thể trông chờ vào việc tìm thấy các dạng của sự sống trong những môi trường có điều kiện tương tự như thế này trên hành tinh khác, ít nhất là không dựa trên các nhân tố sinh hóa tương tự.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu vào các bể chứa
sâu hơn để hiểu hơn về môi trường khắc nghiệt của Dallol cũng như các giới hạn
của sự sống.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Kỳ án Nhật Bản (Phần 2): Kẻ bị xã hội ruồng bỏ gây ra ‘Thảm sát Tsuyama’

Bị đánh cắp chân giả ở trường, học sinh lên tiếng cầu cứu