in

Harry Houdini – Thoát được bụng quái thú nhưng chạy không khỏi tử thần (P1)

Harry Houdini trong suốt sự nghiệp của ông đã luôn thách thức những điều mà chúng ta vốn cho là không thể, này khiến cho ông vẫn là một cái tên quen thuộc cho đến tận ngày hôm nay – gần một thế kỷ sau cái chết của ông. Từ việc nuốt kim đến thoát mình khỏi bao tử một con quái thú, và cả những màn thoát thân tài tình từ những buồng tra tấn, Houdini đã khiến cho hàng triệu người phải bàng hoàng trước khả năng của ông.

Dường như cái chết không bao giờ có thể khuất phục vị ảo thuật gia nổi tiếng, nhưng ông cũng đã phải nhắm mắt xuôi tay đêm Halloween năm 1926, để lại rất nhiều bí ẩn cùng những lời đồn đoán,

Harry Houdini sinh
ngày 24/3/1874, tên thật là Erik Weisz ở Budapest, Hungary và di cư sang Mỹ vào
năm 1878. Weisz từ nhỏ đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những pha nguy hiểm.
Chàng trai Weisz đổi tên thành Harry Houdini để tôn vinh ảo thuật gia người
Pháp Jean Eugène Robert-Houdin.

Houdini được biết đến là bậc thầy còng tay, làm khán giả trên toàn thế giới kinh ngạc với khả năng trốn thoát khỏi hầu hết mọi loại còng tay trong gần như mọi tình huống. Nhưngnhất của Houdini chính là Chinese Water Tortue Cell. Trong màn diễn này, Houdini bị lộn ngược lại và treo lơ lửng trong một bể kính chứa đầy nước, ông có thời gian là hai phút để thoát ra, và ông đã rất nhanh chóng làm mọi người kinh ngạc khi thoát ra một cách an toàn.

Vào tháng Chín năm 1911, một nhóm doanh nhân ở Boston thách thức Houdini thực hiện những pha tẩu thoát của ông từ bụng của một con quái vật nặng gần bảy tạ vừa trôi dạt vào bờ. Các nhà sử học vẫn chưa chắc chắn rằng sinh vật này là gì, có người nói cá voi, người nói rùa cổ đại,…Khi hàng ngàn khán giả tụ lại để xem màn trình diễn, Houdini bắt đầu đeo còng tay, xiềng xích, và kêu trợ lý đưa ông vào một chiếc hộp, sau đó nhét vào bụng của con quái thú này. 15 phút sau, Houdini bước ra trong sự hoan nghênh cũng như bàng hoàng của mọi người, ông thừa nhận ông đã gần ngạt thở bởi khói từ các hóa chất trong dạ dày con quái thú.

Cách Houdini thực hiện những màn diễn cùng với tính cách của ông ngoài đời biến ông thành một thành công lớn trong thời kỳ phát triển truyền thông đầu thế kỷ 20. Harry Houdini đang trên đường chạm đến đỉnh cao.

Vào năm 1926, ở độ
tuổi 52, Harry Houdini đang ở đỉnh cao sự nghiệp

Ông đi lưu diễn khắp đất nước đầu năm đó, thực hiện những màn diễn đã đưa ông đến đỉnh cao. Nhưng vào mùa thu, khi ông đi lưu diễn lại một lần nữa, mọi thứ dường như bắt đầu trở nên không ổn.

Vào ngày 11/10, Houdini bị gãy mắt cá chân trong khi đang biểu diễn màn tẩu thoát khỏi buồng nước ở Albany, New York. Nhưng ông vẫn cố gắng thêm vài buổi diễn nữa, chống lại lời khuyên ngăn của bác sĩ. Sau đó, Houdini được mời đến Đại học McGill để thuyết trình về những cách mà những thứ tâm linh có thể được dùng để lừa đảo khán giả.

Sau bài thuyết trình này, ông thảo luận với thính giả, trong số đó có Samuel J. Smiley Smilovitch, chàng sinh viên trong buổi thuyết trình đã phác thảo một bản vẽ và Houdini rất ấn tượng với bản vẽ này, ấn tượng đến mức ông mời cậu sinh viên trẻ đến một buổi biểu diễn để

Vào ngày hẹn, lúc
11 giờ sáng, Smilovitch đến thăm Houdini cùng với một người bạn, Jack Price. Tại
buổi hẹn này còn có sinh viên năm nhất Jocelyn Gordon Whitehead.

Trong khi
Smilovitch đang phác họa Houdini, Whitehead trò chuyện với ảo thuật gia. Sau những
màn tán gẫu về sức khỏe của Houdini, Whitehead hỏi liệu có đúng là Houdini có
thể chịu được một cú đấm thật mạnh vào bụng không:

Houdini hăng hái khoe khoang bụng ông có thể chịu đựng được rất nhiều thứ. Sau đó, Whitehead đã đánh cho Houdini một cú trời giáng vào bụng, tất nhiên là đã xin phép.

Whitehead đấm Houdini tầm bốn lần thì ông ra hiệu cho anh ta dừng lại. Price kể lại rằng, trông Hoduini lúc đó như thể ông đang vô cùng đau đớn, ông nhăn mặt mỗi lần bị đấm và dường như đã có dấu hiệu khuỵu xuống.

Tối đó, Houdini bị đau dạ dày, ông nói rằng ông không nghĩ Whitehead sẽ đánh mạnh một cách đột ngột như vậy, nếu không là ông đã biết cách để chuẩn bị tốt hơn rồi.

Tối hôm sau,
Houdini rời Montreal để đến Detroit, Michigan trên một chuyến tàu lửa xuyên đêm.
Ông gửi điện tín dặn trước một vị bác sĩ chuẩn bị để chờ ông tới khám.

Bác sĩ chẩn đoán Houdini bị viêm ruột thừa cấp tính và khẩn thiết đòi đưa ông đến bệnh viện. Nhưng Nhà hát Garrick ở Detroit đã bán ra số vé với trị giá hơn 15,000 USD cho buổi diễn tối hôm đó. Houdini nhất quyết biểu diễn ở chương trình này, ngay cả nếu đây có là .

Sốt 40 độ, Houdini
vẫn tiếp tục những màn diễn tối ngày 24/11. Giữa những tiết mục, trợ lý của ông
sẽ thường mang ra những túi đá để chườm cho ông trước khi để ông diễn tiếp.

Theo một số báo
cáo, Houdini đã ngất đi vài lần trong suốt buổi biểu diễn. Khi tiết mục thứ ba
chuẩn bị bắt đầu, ông cho hoãn chương trình lại. Houdini tiếp tục từ chối đến bệnh
viện kể cả khi vợ ông ép ông phải đi. Một bác sĩ gần đó được gọi đến, và ông
cũng thuyết phục Houdini đi bệnh viện.

Các bác sĩ phẫu thuật phải cắt bỏ phần ruột thừa của Houdini, nhưng vì ông đã trì hoãn điều trị quá lâu nên ruột thừa của ông đã bị vỡ, lớp niêm mạc dạ dày đã bị viêm phúc mạc.

Cơ thể ông dần bị nhiễm trùng. Ngày nay, một trường hợp tương tự có thể được chữa khỏi bằng vài liều kháng sinh. Nhưng đây là năm 1926, kháng sinh chưa tồn tại. Ruột Houdini bị tê và phải phẫu thuật gấp.

Hồi phục được phần
nào, nhưng căn bệnh lại tiếp tục ập đến. Vào lúc 1 giờ 26 phút chiều ngày lễ
Halloween, Harry Houdini qua đời trong vòng tay vợ mình. Những lời cuối cùng của
ông là:

Tôi mệt quá, tôi không thể chiến đấu tiếp rồi.

Thi thể Houdini được mai táng tại nghĩa trang Machpelah, một nghĩa địa của người Do Thái ở khu Queens. Đã có khoảng 2000 người đến dự lễ tang ông.

Nhưng cái chết của ông liệu có đơn giản như vậy?

(còn tiếp)

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Những câu chuyện kỳ lạ của Andersen mà có thể bạn chưa đọc bao giờ (phần 2)

Thần tình yêu trong văn hoá mỗi quốc gia