1. The Feast of Drunkenness
Khi Thần Ra tức giận với loài người, ngài đã triệu tập một hội đồng gồm những vị thần khác để bàn xem họ sẽ trừng phạt chúng ta thế nào. Họ quyết định gửi Nữ thần Hathor dưới hình dạng Sakhmet xuống Ai Cập. Có những tài liệu ghi lại Sakhmet là một cơn bão lớn, và cũng có những người khác ghi lại rằng hình dạng của Sakhmet khi xuống thế là một con sư tử. Dù là hình dạng nào thì hậu quả vẫn thế, Sakhmet bắt đầu tàn phá, giết người ở thung lũng sông Nile. Thần Ra bắt đầu cảm thấy hơi tội cho loài người và cố ngăn cản Hathor, nhưng Hathor đã lên cơn cuồng nộ và nhất quyết không chịu dừng. Để giải quyết chuyện này, Hội đồng Thần cho ngập những cánh đồng lúa bằng bia nhuộm thổ hoàng để những cánh đồng nhìn như , Hathor tham lam cố uống sạch đến giọt cuối cùng, sau đó say xỉn và ngất đi. Loài người được cứu.
Và thế là từ thế kỷ thứ 15 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại bắt đầu ăn mừng ngày lễ này với cái tên Feast of Drunkenness, thường được tổ chức đều đặn từ một đến hai lần mỗi năm. Trong bữa tiệc này, mọi người từ giới thượng lưu lẫn nông dân đều tham gia chung với nhau. Chén cạn chén, ly cạn ly, mọi người cùng uống với nhau cho đến khi ai cũng say khướt, và rồi lại tỉnh giấc theo tiếng trống báo hiệu một ngày làm việc mới. Và họ cũng không chỉ uống trong bữa tiệc đó thôi đâu. Những bức vẽ trên tường còn cho thấy rằng những người Ai Cập cổ tại bữa tiệc còn tổ chức thác loạn cho đến khi đêm tàn.
2. Bal des Ardents
Vào ngày
28/1/1393, Nữ hoàng Pháp Isabeau đã tổ chức một bữa tiệc xa hoa tại Hôtel Saint-Pol
để mừng lễ cưới của một trong những hầu gái của bà. Màn giải trí của buổi tiệc
là charivari – một màn trình diễn của sáu hiệp sĩ triều đình, ăn mặc như
những thổ dân trong rừng.
Những bộ trang phục cho điệu nhảy charivari được làm bằng vải lanh ngâm, sau đó những sợi lanh rách sẽ được đính lên để làm cho những vũ công trông có vẻ lông lá và hoang dã. Tương tự như vậy, những chiếc mặt nạ với lông rậm kín mặt cũng được phủ lên mặt những người hiệp sĩ, để xem có ai đoán được những vũ công là ai không. Điều mà chẳng ai trong khán giả của buổi tiệc đó biết, là một trong số những vũ công chính là Vua Charles VI.
Do tính chất dễ cháy của những bộ trang phục này, người ta đã quyết định rằng không ai được mang nến hay đuốc vào trong hội trường biểu diễn, nhưng điều đáng buồn là thông điệp này đã không đến được tai anh trai nhà vua, Louis đệ Nhất, Công tước của D’Orléans. Ông xuất hiện khá muộn và cũng say sưa cùng đoàn tùy tùng của mình, và bên cạnh ông còn là những ngọn đuốc sáng.
Những chuyện xảy ra tiếp theo là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Một trong những vũ công đã bắt lửa từ những ngọn đuốc. Khi ông hoảng loạn quay cuồng để dập lửa thì ông đã vô tình làm cháy bộ trang phục của một vũ công khác, và đại loạn xảy đến. Lúc này, nữ công tước de Berri, chỉ mới 14 tuổi, đã đứng ra cứu nguy. Cô tìm được đâu là nhà vua và đã bảo vệ ngài khỏi ngọn lửa. Những người khác thì đã không được may mắn như vậy. Đã có bốn người bị thiêu sống trong bữa tiệc này.
Người dân Paris buồn bực về sự việc này đến mức nhà vua cùng với tòa án Pháp đã phải công khai xin lỗi người dân của mình vì sự bất cẩn này. Bữa tiệc đi vào lịch sử với tên gọi Bal des Ardents – Bữa tiệc của những vũ công cháy lửa, theo đúng nghĩa đen.
3. Bữa tiệc trị giá 175 triệu USD của Vua Mohammad Rezā Pahlavi
Vào năm 1971, một bữa tiệc kéo dài nhiều ngày đã được tổ chức để kỷ niệm 2,500 năm ngày Cyrus Đại Đế . Bữa tiệc kỷ niệm công phu được tổ chức dưới bóng của tàn tích cổ Persepolis. Là một phần của công tác chuẩn bị, Pahlavi đã cho dựng lên một ốc đảo gồm những chiếc lều, phủ bởi hơn 30km lụa. Ông cũng cho nhập thực phẩm từ Pháp, đưa máy bay riêng đi đón những đầu bếp tài giỏi nhất từ Pháp và nhập về 50,000 con chim sẻ cho chúng hót vang khắp buổi tiệc. Toàn bộ 600 khác mời, trong đó có Hoàng đế người Ethiopia Haile Selassie, Hoàng tử và Công chúa của Monaco cùng hơn 60 thành viên hoàng gia và lãnh đạo được mời dùng bữa tối gồm những chú công nướng và trứng cút, ăn kèm với hơn 5,000 mẫu vang nổ (champagne).
Giữa các bữa ăn, họ cùng nhau xem pháo hoa, những màn khiêu vũ và một cuộc diễu hành với các binh sĩ ăn mặc như những quân đội vĩ đại nhất của lịch sử Ba Tư. Lễ kỷ niệm này được xem là biểu hiện cho sự vĩ đại của Đế chế Shah – Ông thậm chí còn ghi lại những sự kiện này trong một bộ phim tuyên truyền có tên là Ngọn lửa Ba Tư. Nhưng bữa tiệc này cuối cùng lại là hơi thở hổn hển cuối cùng của chế độ quân chủ Iran. Đến cuối thập kỷ, sự bất mãn ngày càng gia tăng đã dẫn đến việc ông bị lật đổ trong một cuộc cách mạng.
4. Cánh đồng Vàng
Khi vua Henry VIII của Anh và vua Francis I của Pháp tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chung vào năm 1520 tại một thung lũng gần Calais, ý định ban đầu của họ là nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiện giữa hai quốc gia. Thay vào đó, một cuộc thi đã nổ ra giữa hai đế chế, dưới hình thức những bữa tiệc. Trong hai tuần rưỡi tiếp theo, hai gia đình hoàng gia đã liên tục cố vượt qua nhau bằng cách tổ chức những bữa tiệc nhậu, bắn cung, và tiệc tùng. Các bữa tiệc này đều có lều và những gian hàng đa dạng, hơn 4,000 con cừu, bê và bò đã bị thịt cho mỗi bữa tiệc, đài phun nước thì được thay bằng rượu vang và nguồn rượu thì không bao giờ ngừng vì lúc nào cũng có người đứng chực chờ để uống.
Khi cuộc đua này gần
đến hồi kết, hai gia đình hoàng gia bỗng dưng tổ chức một cuộc thi đấu vật. Sử
sách ghi lại rằng Francis đã vật Henry xuống đất và giành chiến thắng). Mặc dù
rút cạn tài nguyên của cả hai quốc gia, nhưng những bữa tiệc này vẫn không thể
làm cho không khí giữa hai quốc gia bớt căng thẳng. Đến năm 1521, Anh và Pháp lại
một lần nữa đứng ở hai phía khác nhau của một cuộc chiến.
5. Bữa tiệc của thế kỷ 20
Vào ngày 28/11/1966, để đánh dấu sự thành công của cuốn sách bán chạy In Cold Blood, Truman Capote đã tổ chức một bữa tiệc lớn với tên gọi Black and White Ball tại khách sạn The Plaza ở New York. Được tổ chức để vinh danh nhà xuất bản Washington Post, Katherine Graham, buổi dạ hội tập hợp những người mà tờ New York Times gọi là Nhóm khách mời xuất chúng nhất mà một bữa tiệc có thể có. Danh sách khách mời cao quý gồm 540 người bao gồm huyền thoại , tiểu thuyết gia Ralph Ellison, diễn viên Lauren Bacall và Henry Fonda, họa sĩ Andy Warhol, công chúa Luciana Pignatelli của Ý, và các thành viên đến từ những gia đình quý tộc Vanderbilt, Rockefeller và Astor.
Những người đến dự
tiệc phải đeo mặt nạ và không được tháo ra cho đến nửa đêm. Mọi người ăn mừng
và nhảy múa với hơn 450 chai vang nổ Tattinger. Tại bữa tiệc, một khoảnh khắc
căng thẳng xảy ra khi tác giả Normal Mailer thách đấu với cựu Cố vấn An ninh Quốc
gia Hoa Kỳ McGeorge Bundy. Nhưng đại đa số những vị khách mời sau đó đều nhớ đến
bữa tiệc này như là một cuộc vui chơi đầy hấp dẫn và quyến rũ.
6. Roman Bacchanalia
Các học giả vẫn còn tranh luận những gì đã diễn ra trong Bacchanalia, lễ hội mừng Bacchus, vị thần của rượu. Nhưng theo những nghiên cứu của nhà sử học Livy, đây là một trong những nhất thế giới.
Bacchanalia lần đầu tiên đến Rome thông qua Hy Lạp, và lễ hội này đạt đến đỉnh điểm vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, khi lễ hội bao gồm mọi người từ mọi tầng lớp xã hội khác nhau. Thành viên của mọi giáo phái sẽ tập trung lại trong các khu rừng để tận hưởng những đêm khiêu vũ, hiến tế động vật, ăn uống no nê, và làm tình tập thể. Những thông tin chi tiết hơn về các nghi thức vẫn còn khá sơ sài. Nhưng trong những nghiên cứu của Livy, tại các buổi tiệc còn có những vụ giết người và đầu độc.
7. Mãn Hán Toàn Tịch
Lần đầu được tổ chức vào năm 1720, Mãn Hán Toàn Tịch thực chất là bữa tiệc sinh nhật của Khang Hy, nhưng đây cũng là một nỗ lực để thống nhất các dân tộc lại với nhau. Trong suốt ba ngày diễn ra yến tiệc, 2,500 vị khác mời đã uống say sưa và thưởng thức hơn 300 món ăn khác nhau. Trong số đó có bánh bao, thịt vịt và thịt heo nướng, thực đơn còn có nhiều món ngon của lạ khác như là bào ngư với hoa quế, mì râu rồng, lưỡi cá chép và chân gấu, bướu lạc đà hấp ruột cá, mực ống, gân hươu với nấm trắng,…
Trong đại tiệc Mãn
– Hán, nhiều loại trái cây và bánh ngọt cũng được phục vụ giữa các món ăn
chính, trong số đó phải kể đến vài món tiêu biểu như lựu ướp đường, bạch quả,
anh đào, các loại bánh bao mặn và ngọt, bánh hoa lê, mứt táo gai cùng các loại
trà từ mọi vùng miền.
Khách mời của
hoàng đế là các quan chức đứng đầu của người Mãn và người Hán, cũng như hoàng
thân từ các nước chư hầu, công sứ nước ngoài. Những nhân vật quan trọng này được
vinh dự dùng bữa trong căn phòng lộng lẫy của cung điện Tử Cấm Thành.
Mãn Hán Toàn Tịch sau này trở thành một nét văn hóa truyền thống của Trung Quốc, và cũng góp phần nhiều giúp Khang Hy trở thành một trong những vị vua được kính trọng và trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Comments