Con rồng châu Á và con rồng châu Âu: Tuy hai mà một?
Có rất nhiều nguồn tài liệu về rồng đến từ nhiều nền văn hóa phương Tây khác nhau, và rồng phương Đông cũng có nguồn gốc lai lịch tương đối rõ ràng.
Nhưng làm thế nào mà hai trường phái tách biệt về mặt văn hóa lúc bấy giờ, thậm chí chưa kể đến những truyền thống khác trên thế giới, đều cho ra đời cùng một ý niệm về “rồng”?
Nhà thần thoại học Joseph Campbell, dựa trên quan điểm của nhà lý luận về tâm lý học Carl Jung, đã chỉ ra mối liên kết với khái niệm “vô thức tập thể” (collective unconscious) – cấu trúc tâm lý chung của loài người thuộc mọi thời đại. Rồng có thể là một hình ảnh cơ bản mà mọi con người đều có thể nhận thức được mà không cần được chỉ dạy.
Một nghiên cứu về hành vi động vật cũng đã được thực hiện dựa vào khái niệm trên.
Nhà nhân chủng học David E. Jones đã viết trong quyển An Instinct for Dragons rằng qua hàng triệu năm, sự chọn lọc tự nhiên đã khiến tổ tiên chúng ta tự nhận thức được hình ảnh của loài rồng.
Giả thuyết này được lập luận dựa trên căn cứ rằng loài khỉ, theo bản năng, sẽ phản ứng ngay khi thấy rắn. Chúng cũng phản ứng tương tự đối với thú và chim ăn thịt.
Trong những loài có tổ tiên chung với con người, loài có bản năng né tránh những thứ nguy hiểm sẽ thường sống lâu và duy trì nòi giống tốt hơn. Theo Jones, loài rồng hội tụ hết những đặc tính nguy hiểm của những loài ăn thịt: đôi cánh của chim ăn thịt, nanh và móng của thú dữ, và phần thân dài uốn lượn của rắn.
Tuy giả thuyết của Jones cần thêm nhiều bằng chứng để được chứng minh và công nhận, đây cũng là một giả thuyết khá thuyết phục.
Nhầm lẫn khủng long với rồng?
Trong quyển The First Fossil Hunter, sử gia Adrienne Mayor đưa ra những bằng chứng về học trong những tư liệu cổ. Từ thuở xa xưa con người đã tìm ra được hóa thạch, và sự thiếu kiến thức về khảo cổ cũng không ngăn họ thêu dệt nên những câu chuyện kỳ bí từ những phát hiện này.
Một phần xương đùi từ loài voi châu Âu đã tuyệt chủng cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng cho một câu chuyện về loài quái thú dạng người khổng lồ. Nhưng một bộ xương tương đối hoàn chỉnh sẽ khiến người xưa dễ liên tưởng đến một sinh vật dạng rồng.
Nhìn chung, giả thuyết rằng rồng là một ý niệm chung của nhân loại vẫn còn nhiều uẩn khúc. Rồng phương Đông và phương Tây có hình dạng tương đối giống nhau, nhưng không giống hoàn toàn, và vai trò của chúng trong thần thoại cũng khác. Rồng thời Lưỡng Hà cũng có vai trò khác biệt.
Một số loài rồng ngự tại vùng sông nước, nhưng một số khác, điển hình là rồng trong điển tích châu Âu thì lại không. Quetzalcoatl lại còn là một câu chuyện khác. Khi từ “rồng” xuất hiện trong bản Kinh Thánh tiếng Do Thái, nó cũng chỉ là một từ được sử dụng sau khi các dịch giả cho rằng “rồng” là phù hợp để chỉ sinh vật trong văn bản nguồn. Những bản dịch cũng từ những giả định như vậy mà bị thay đổi. Từ lóng tiếng Trung cũng không nhất thiết phải dịch ra là “rồng”, nhưng rồi đâu vẫn thành đó.
Thế giới loài Rồng
Michael Witzel, một nhà nghiên cứu Sanskrit tại Đại học Havard, đề xuất rằng hai luồng văn hóa chính đã theo loài người từ thuở sơ khai trong những tháng ngày di cư di trú, mang theo đó là những truyền thuyết rất đặc trưng về loài rồng.
Dựa trên những bằng chứng di truyền, một nhóm người cổ đã di cư theo phía Nam đến châu Á, Indonesia, và Úc, và nhóm lớn còn lại đã đến vùng Đại lục Á – Âu và châu Mỹ. Theo lý giải của nhà nghiên cứu, những truyền thuyết rồng cổ đại nhất bắt nguồn từ những 15.000 năm về trước – với loài rồng châu Á đa phần là nhân từ, và rồng vùng Đại lục Á – Âu và châu Mỹ thường là hiểm ác hơn.
Đương nhiên cũng có một số ngoại lệ, cũng có những con rồng hiểm ác trong truyền thuyết châu Á. Phải kể đến truyền thuyết kiến tạo Trung Hoa liên quan đến Nüwa, mẫu thần với đầu người thân rắn, và Fuxi, phụ thần với hình dạng tương tự.
Sau khi trật tự thiên địa đã được thiết lập, rồng Gonggong đã nổi loạn và khiến cả vùng này rơi vào thời hỗn loạn. Nhờ mẫu thần Nüwa, những thiệt hại do Gonggong gây ra đã được phục hồi lại một phần, bảo vệ sự sống của loài người mà Thần đã tạo ra. Nüwa và Fuxi cũng có hình dạng rồng rắn, nhưng tính nhân từ của hai vị lại đối lập hoàn toàn với sự hiểm ác của Gonggong.
Một truyền thuyết nữa về những vị thần kiến tạo, lần này là từ Nhật Bản, cũng cho thấy sự tương đồng trong truyền thuyết về rồng tại nhiều quốc gia khác nhau.
, vị thần bão táp tình cờ gặp đôi vợ chồng già là thổ thần của vùng nọ, đang gặp phải một tình huống oái ăm. Rắn tám đầu tám đuôi Yamata no Orochi đã nuốt chửng bảy cô con gái của họ, và giờ đây đang lăm le bắt đi người con cuối cùng, Kushinada. Susanoo đồng ý cứu cô con gái này, với điều kiện được cưới Kushinada.
Khi nhận được sự đồng thuận từ đôi vợ chồng, Susanoo đã biến Kushinada thành một chiếc lược và cài lên tóc để quái vật không tìm thấy. Sau đó, anh ra lệnh cho thổ thần chuẩn bị 8 vò rượu để làm quái vật suy yếu và dễ đánh bại hơn.
Nhìn chung, tuy rằng loài rồng chẳng hề xuất hiện từ thuở sơ khai, hoặc thậm chí từ 15.000 năm về trước, chúng vẫn ghi đậm dấu ấn trong biết bao nền văn hóa và mang một sức hút khó tả cho đến ngày nay.
Comments