in

Sự thật về Mowgli ngoài đời thực, đứa trẻ hoang dã được nuôi dưỡng bởi chó sói

Tác phẩm văn học nổi tiếng Cậu Bé Rừng Xanh (The Jungle Book) của nhà văn Rudyard Kipling được sáng tác dựa trên những hồi ức của tác giả về đất nước Ấn Độ, nơi mà ông đã từng sinh ra và trải qua những năm tháng thơ ấu.

Cuốn sách The Jungle Book của Rudyard Kipling xuất bản lần đầu vào năm 1894.

Rất nhiều người tin rằng nhân vật Mowgli trong cuốn tiểu thuyết được xây dựng theo Dina Sanichar, một người có thật được mọi người gọi là “con sói Ấn Độ”.

Dina Sanichar

Giống như Mowgli thì Dina cũng được bầy chó sói nuôi dưỡng và lớn lên trong rừng xanh nhưng cuộc đời của Dina khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn nhiều, không được đẹp đẽ như trong truyện kể. Ông ta được coi là kẻ dị biệt, người thú khiến dư luận bàn tán sau đó Dina chết dần khi hòa nhập với cuộc sống của con người.

Đứa trẻ hoang dã của rừng xanh

Vào năm 1867, Dina Sanichar được tìm thấy trong hang động khi ở cùng một bầy sói tại Sekandra, Ấn Độ. Những người thợ săn khi vào rừng săn bắn đã trông thấy một cảnh tượng gây sốc khi chứng kiến một đứa trẻ đang bò theo sau một con sói. Họ đi theo và thấy nó đi vào hang động, nhóm thợ săn đã giăng bẫy giết chết con sói và bắt sống bé trai quái dị đó.

Nó tầm khoảng 6 tuổi và có biểu hiện như thú dữ, gầm gừ, đi lại bằng cách bò, thân hình bốc mùi và tay chân có móng mọc dài, sắc nhọn cùng gương mặt phủ đầy lông lá. Đoàn thợ săn đã đưa nó đến trại trẻ mồ côi, tại đây những nhà truyền giáo đã rửa tội và đặt cho nó cái tên là Dina Sanichar, có nghĩa là “Thứ Bảy” theo tiếng Urdu.

Cha Erhardt, một tu sĩ tại nhà thờ là người quản lý và chăm sóc Dina lúc bấy giờ. Ông kể lại rằng Dina rất khác biệt, cậu bé không bao giờ chịu học nói hay viết dù có người dạy dỗ, thậm chí là bắt ép nhưng cậu vẫn lì lợm và kiên quyết không theo học ngôn ngữ của loài người. Trái lại, Dina giao tiếp bằng cách hú hét, gầm gừ như tiếng động vật. Vì vậy dù rất cố gắng nhưng các chuyên gia không thể dạy cậu bé nói hay viết để nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời của cậu bé. 

Khi đến trại mồ côi, Dina từ chối những loại thức ăn đã được nấu chín, cậu bé chỉ ăn thịt sống và gặm xương để mài răng. Cậu cũng tỏ ra khó chịu và giận dữ khi bị bắt mặc quần áo và chỉ thích khỏa thân, ở trần chạy nhảy khắp mọi nơi.

Dina cũng không kết bạn hay trò chuyện, nó sẽ hú hét và tấn công, cắn vào bất cứ ai lại gần trừ một cậu bé. Đó là “con sói của vùng Krondstadt”, một đứa trẻ hoang dã cũng được phát hiện là sống cùng sói và được đưa đến trại mồ côi Sekandra giống như Dina. Theo cha Erhardt, hai đứa có mối liên kết kỳ lạ, chúng làm quen và hành động giống nhau, khỏa thân, ăn thịt sống và biểu hiện như thú hoang khi gần gũi, ở bên nhau. Chúng tự biệt lập với cộng đồng và dạy cho nhau khả năng sinh tồn như uống nước trong cốc hay dùng tay bốc thức ăn.

Bi kịch khi tái hòa nhập với con người 

Sau gần ba thập kỷ sống với con người, Dina cũng đã học được cách đi bằng hai chân, biết mặc quần áo nhưng Dina vẫn không nói được tiếng người và sống tách biệt không hòa nhập và bị suy nhược tinh thần khi tự cô lập bản thân với cộng đồng.

Anh ta từ chối cuộc sống văn minh và chỉ chấp nhận một sở thích, thói quen xấu của con người là hút thuốc rồi nhanh chóng nghiện thuốc lá. Chính điều này đã khiến Dina mắc phải căn bệnh lao phổi và qua đời ở tuổi 35. Dina ra đi để lại nhiều bí ẩn vẫn chưa được khám phá về cuộc đời ông. Dina thực sự là ai? Xuất thân thế nào? Vì sao một đứa trẻ có thể sống sót và tồn tại cùng thú dữ giữa rừng xanh? Tất cả vẫn là những câu hỏi không lời đáp khiến giới khoa học đau đầu nghiên cứu trong suốt hàng chục năm qua.

Một điều đặc biệt là Dina không phải là trường hợp duy nhất; mà ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 có rất nhiều trẻ em giống như Dina đã được tìm thấy. Vào năm 1892, một nhà truyền giáo đã tìm thấy đứa trẻ hoang dã ở vùng Jalpaiguri. Năm 1983, một đứa khác được miêu tả là chỉ ăn ếch sống đã được phát hiện ở Batzipur gần khu vực Dalsingarai. Năm 1895, một đứa khác được tìm thấy tại Sultanpur và đến năm 1898, đứa thứ tư được nhìn thấy ở Shajampur. Chúng có điểm chung là được sói nuôi dưỡng và không muốn hòa nhập với xã hội loài người.

Các tài liệu về những đứa trẻ của sói tại Ấn Độ xuất hiện lần đầu vào những năm 1850, trong ghi chép của một quan chức Ấn Độ là ông Sir William Henry Sleeman đã kể về sự kiện sáu đứa bé bị nhốt trong chuồng và được chó sói nuôi dưỡng. Chúng được tìm thấy ở Sultanpur và Bahraich.

Theo ông Sleeman, có rất nhiều con sói sống gần thị trấn Sultanpur và các khu vực khác bên bờ sông Goomtree; chúng thường xuất hiện khi có trẻ em đi cùng. Đó là một hiện tượng kỳ lạ, khi con người và động vật có thể chung sống với nhau, những đứa trẻ yếu ớt lại không bị ăn thịt mà trở thành con của sói. Điều này khiến thiên hạ rất kinh ngạc và tò mò tìm hiểu.

Nhưng nhiều người cũng cho rằng đây chỉ là một trò lừa đảo có dàn dựng để thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận. Điển hình là vụ việc nổi tiếng của hai cô gái Kamala 8 tuổi và Amala 3 tuổi được tìm thấy trong rừng vào năm 1920, sống cùng bầy sói ở Midnapore, Ấn Độ. Mục sư Joseph Singh đã tìm thấy chúng và cho biết rằng hai chị em thường hú lên vào ban đêm, đặc biệt là khi có trăng tròn, đi bằng tay và chân và chỉ ăn thịt sống.

Hình ảnh về hai chị em Kamala và Amala.

Ông ta chăm sóc, dạy dỗ Kamala và Amala hòa nhập với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, vài năm sau đó một cuộc điều tra đã vạch trần toàn bộ sự việc, hai chị em Kamala và Amala sống cùng sói chỉ là trò bịp tinh vi do chính Joseph Singh dựng nên. Vì muốn thu hút sự chú ý của dư luận để kiếm tiền mà ông ta đã bắt Kamala và Amala từ một trại trẻ mồ côi rồi đem chúng trong một hang sói để chụp ảnh, sau đó viết báo cáo, nghiên cứu để tạo các bằng chứng giả. Biểu hiện của hai cô bé được cho là mắc chứng rối loạn phát triển thần kinh và dị tật bẩm sinh, chúng không tru lên như sói và có răng sắc nhọn; tất cả chỉ là một vở kịch mà Joseph Singh đã viết nên để đánh lừa thiên hạ.

Vậy Dina Sanichar đã được sói nuôi dưỡng hay là nạn nhân của trò lừa bịp? Chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ của Dina? Tất cả đều là bí ẩn tuy có một sự thật là những đứa trẻ hoang dã ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19, đa số đều khó thích nghi với lối sống văn minh của loài người và đều có cái kết bi kịch, trở thành công cụ để thu hút sự hiếu kỳ của công chúng và ra đi trong đau đớn, bệnh tật.

Đọc thêm:

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Thần tình yêu trong văn hoá mỗi quốc gia

Adele làm chủ hôn nhưng đẹp lấn át cả cô dâu