Khi Yeap Chor Ee rời quê nhà ở phía nam Trung Quốc vào năm 1885 để tìm kiếm vận may ở Đông Nam Á (lúc bấy giờ được biết đến với cái tên Nam Dương, hay vùng biển phía nam) ông ấy là một trong số 125,000 người rời khỏi vùng đất chỉ có nổi loạn và nghèo đói.
Nhưng lúc ông mất vào tháng Năm 1952, Yeap đã trở thành một trong những người nổi bật nhất thời kì tiền độc lập Mã Lai và là vị “đại gia” giàu có nhất ở bang phía bắc của Penang, tên ông gắn liền với các hoạt động từ thiện và bất động sản.
The King’s Chinese được viết bởi Daryl Yeap, chắt gái 49 tuổi của ông, tái hiện lại câu chuyện của “Quý Ngài” vùng Penang, từ khởi điểm là một người cắt tóc mù chữ, không xu dính túi trở thành một trong những ông trùm kinh doanh thành công nhất ở châu Á, trong suốt giai đoạn nhập cư và Nội chiến.
“Tôi nghĩ là viết về một cộng đồng thì hợp lý hơn là chỉ viết về một người đàn ông, vì thế quyển sách này là về câu chuyện của người Thổ sinh Hoa nhân (hậu duệ của người Trung Hoa từ thế kỷ 15 đến 17 nhập cư ở vùng Nam Dương thuở trước, nay là các nước Malaysia, Singapore, Indonesia), thông qua ông cố của tôi,” Yeap nói.
Cuốn sách kể tường tận cuộc đời của Yeap Chor Ee, từ tình trạng hôn nhân – một vợ thì ở Trung Quốc để chăm lo cho nhà thờ tổ tiên, còn ba người khác thì ở Penang, tổng cộng cả thảy là ông có 10 người con – đến những ngày đầu ông làm thợ cắt tóc dạo dành dụm để tạo dựng nên Ban Hin Lee, cửa tiệm đầu tiên của ông cùng người cộng sự Oei Tiong Ham, một doanh nhân nổi bật khác người Trung Quốc đến từ Indonesia.
Khi ông công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi và ông càng ngày giàu có thêm, Yeap đã mở Ngân hàng Ban Hin Lee vào năm 1918, ngân hàng thuộc sở hữu địa phương đầu tiên ở Penang để phục vụ cộng đồng người Trung Quốc. Cùng với các ngân hàng địa phương khác liên hợp lại với nhau, nó trở thành tiền thân của một cơ cấu tài chính ổn định dành cho Malaysia.
Vào năm 2000, dưới kế hoạch hợp nhất ngân hàng do chính phủ đề ra, Ngân hàng Ban Hin Lee bị thu mua bởi Ngân hàng Phương Nam. Sau này nó lại được hợp nhất với nhiều ngân hàng khác để hình thành nên Ngân hàng CIMB, ngày nay ngân hàng này được vận hành chủ yếu ở Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan.
The King’s Chinese cũng vẽ nên bức tranh của xã hội Penang suốt cuối thế kỉ 19. Định cư đầu tiên bởi thuyền trưởng Francis Light nhân danh Công ty Đông Ấn Anh, thành phố cảng này là một nơi “tất cả đều tự do, thị trấn của những gã cao bồi”, Yeap tiếp lời.
Những người nhập cư Trung Quốc bắt đầu về đây ngày càng nhiều trên đảo sau khi Mỹ ban hành Đạo luật Trục xuất Trung Quốc vào năm 1882.
“Nó là một nền kinh tế mở, tại đây mọi người đều có thể kinh doanh. Không có đồng tiền chung, con người ở đây giao dịch tiền tệ nước Mexico, Peru và Nhật Bản,” cô ấy nói tiếp.
Làn sóng người nhập cư này là nền tảng của Penang ngày nay, cư dân Trung Quốc đông đúc trên đảo ở rìa của bang và một lượng lớn người Malaysia Seberang Prai ở Bán đảo Mã Lai.
Đàn ông thì làm bất kì công việc gì họ thành thạo, chủ yếu là nhân công theo hợp đồng, cho đến khi họ có thể trả hết khoản tiền họ dùng để vượt biển từ Trung Quốc. Phụ nữ thì ít may mắn hơn. Chỉ 2 phần trăm người nhập cư mới là phụ nữ, một vài đứa nhỏ khoảng 10 tuổi bị đem bán bởi cha mẹ chúng hoặc bị bắt cóc làm gái mại dâm ở Penang và nơi khác.
Những quy định bảo vệ phụ nữ thì rất hiếm hoi, chỉ có 1888 Phụ nữ và Pháp lệnh Bảo vệ Thiếu nữ thiết lập độ tuổi cập kê là 10 tuổi, ba năm sau nâng lên thành 13 tuổi.
“Nếu những cô bé đó mà bị bệnh, lũ ma cô sẽ mất tiền, và tất nhiên là những cô gái đó sẽ bị trách phạt”
“Các điều luật đang luôn luôn được điều chỉnh để phù hợp với đàn ông”
Số phận của những người phụ nữ di cư trở nên đặc biệt đáng suy ngẫm khi so sánh với cuộc đời của bà vợ thứ tư và trẻ nhất của Yeap Chor Ee, Lee Cheng Kin. Lee được đi học, điều hiếm thấy với phụ nữ cùng thời, và khi về già, bà được gọi một cách đáng mến là “quý bà”.
Lúc đầu, Lee đã lưỡng lự khi cưới Yeap Chor Ee, người lớn hơn cô 30 tuổi, nhưng chẳng bao lâu sau cô ấy trở thành trợ lý của ông ấy nhờ vào việc cô có thể đọc. Cuối cùng Lee đã biến dòng họ Yeap thành chế độ mẫu hệ và chăm sóc cả công việc kinh doanh lẫn việc nhà. “Được biết rằng (trước) khi Chor Ee mất, ông đã bổ nhiệm bà làm chủ tịch và giao cả gia đình cho bà ấy, và người theo chủ nghĩa Sô vanh cực đoan Yeap ‘Kongsi’ (dòng họ) bầu bà làm chủ tịch, đó là một sự khác biệt rất lớn (với những người phụ nữ khác)”..
Khi Yeap Chor Ee 80 tuổi, tài sản của ông ấy, bao gồm bất động sản và tài sản có của ngân hàng, được ước tính có trị giá 100 triệu đô Mã Lai, tương đương 463 triệu đô la Mỹ ngày nay.
Việc chính phủ Anh áp dụng thuế nhà đất vào năm 1940 để hỗ trợ cho Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra cơn khủng hoảng trầm trọng đối với những người Thổ sinh Hoa nhân vì tài sản của họ sẽ đem lại lợi ích cực kì to lớn cho chính phủ thuộc địa.
Để đáp lại điều đó, Yeap đã thành lập hai quỹ ủy thác, một sẽ đem quyên góp căn nhà ở Penang, Homestead cùng các tài sản khác cho các hoạt động từ thiện, phần còn lại sẽ đưa cho các hậu duệ của ông ấy. Ông ấy cũng quyên góp 250,000 đô la Mã Lai để xây dựng Trường Đại học Malaysia, sự hiện diện đại học đầu tiên ở đất nước này.
Homestead, một biệt thự gần biển dọc theo bờ biển Đông Bắc của đảo Penang, được ủy thác trở thành một nền tảng giáo dục vào năm 2006 và hiện là khuôn viên của Đại học Mở Wawasan.
Nhưng phần còn lại của gia đình dường như không biết gì về công việc từ thiện của ông ấy cả cho tới khi đứa chắt gái Yeap bắt đầu nghiên cứu tìm tư liệu cho cuốn sách của mình vào 2008. Trong khi cô ấy mất tới 11 năm để hoàn thành nghiên cứu và bao gồm cả chuyến đi đến Singapore, Anh, Trung Quốc và thậm chí là cả Myanmar, ở đó Yeap Chor Ee sở hữu một cối xay gạo, Yeap kể lại rằng cô ấy rất hào hững mỗi khi cô ấy phát hiện thêm được những điều mới.
Comments