Ca bệnh cúm Tây Ban Nha (hay còn gọi là đại dịch cúm năm 1918) đầu tiên được ghi nhận là một đầu bếp ở Kansas tên Albert Gitchell. Trong vòng 3 tuần, 1.100 binh sĩ đã phải nhập viện và hàng nghìn người khác bị ảnh hưởng.
Sau đó, bệnh lây lan qua Pháp, Anh, Ý và toàn bộ Tây Ban Nha, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ nhất. 3/4 quân đội Pháp và hơn một nửa quân đội Anh đã ngã bệnh vào mùa xuân năm 1918. Tháng 5-1918, bệnh cúm đã tấn công Bắc Phi, sau đó là Ấn Độ, Trung Quốc và Úc.
Nhiều người tin rằng tỏi là phương thuốc chữa bệnh
Do chưa có quá nhiều kiến thức về dịch bệnh, nhiều người đã chuyển sang phương pháp vi lượng đồng căn. Vi lượng đồng căn hay homeopathy là một liệu pháp chữa bệnh an toàn và tự nhiên để làm giảm các triệu chứng, giúp cơ thể tự phục hồi và tổng thể.
Uống một số loại trà hoặc dùng đường nâu cháy chỉ là một vài cách phổ biến mà mọi người cố gắng để tránh dịch bệnh. Một trong những phương thuốc dân gian phổ biến nhất là tỏi. Mọi người đeo tép tỏi lên người như một chiếc vòng cổ để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm.
Đại dịch khiến con người trở nên “ích kỷ”
Rất nhiều biện pháp y tế công cộng đã được thực hiện để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.
William Sardo Jr. chỉ là một đứa trẻ ở Washington DC khi bệnh dịch bùng phát. Mặc dù sống sót vượt qua đại dịch, ông vẫn nhớ y nguyên việc thế giới thay đổi ra sao:
“Bệnh dịch đã thay đổi xã hội rất nhiều. Chúng tôi trở nên ích kỷ hơn”.
Thật vậy, mọi người bắt đầu tránh tương tác xã hội do sợ bị cúm. Theo một người sống sót ở Massachusetts, ông Kenneth Crotty: “Mọi người rất xảo quyệt với nhau”. Một người khác đồng ý rằng đại dịch dường như thay đổi xã hội:
“Đại dịch khiến mọi người xa cách hơn… Bạn không có cuộc sống học đường, không gặp ai tại nhà thờ, không có gì… Nó hủy hoại hoàn toàn cuộc sống gia đình và cộng đồng. Mọi người sợ hôn nhau, sợ ăn với nhau… Bệnh dịch phá vỡ sự thân mật và mối liên kết tồn tại giữa con người”.
Mọi người bị cấm “khạc nhổ” nơi công cộng
Các quan chức y tế tin rằng điều tiết vệ sinh cá nhân là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Do đó, các thành phố và doanh nghiệp đã đăng những biển báo yêu cầu mọi người đừng khạc nhổ, vì “nhổ nước bọt sẽ làm lây lan cúm Tây Ban Nha”. Một số thành phố hoàn toàn cấm người dân nhổ nước bọt ở nơi công cộng. Tại New York, những người vi phạm sắc lệnh sẽ bị xử phạt.
Đức Quốc xã bị đổ lỗi là nguyên nhân gây ra đại dịch
Đại dịch cúm tấn công nhiều quốc gia vào đúng thời chiến. Do đó, một số người Mỹ ban đầu tin rằng Đức đã vũ khí hóa dịch cúm để đánh bại các nước đồng minh.
Ngay cả cái tên “cúm Tây Ban Nha” cũng khiến mọi người cho rằng căn bệnh này là một cuộc xâm lược từ nước ngoài. Song ở Tây Ban Nha, nhiều người gọi nó là “cúm Pháp”.
Mặc dù những người nhập cư ở Mỹ không bị hắt hủi hoàn toàn, nhưng họ vẫn bị kỳ thị là ô uế, bất hợp tác. Như một quan chức y tế phàn nàn:
“Yếu tố nước ngoài mang đến cho chúng tôi nhiều rắc rối khi dịch bệnh xảy ra. Họ không chú ý đến các quy tắc hoặc mệnh lệnh do Sở y tế ban hành trong nỗ lực kiểm tra bệnh.”
Báo chí Mỹ cố gắng “lấp liếm” phạm vi của đại dịch
Ở Mỹ, Đạo luật chống Nổi loạn đã cấm bàn tán, viết hoặc xuất bản bất kỳ điều gì liên quan tới sự nguy hiểm của căn bệnh để tránh làm ảnh hưởng đến tinh thần công chúng. Do đó, các tờ báo của Mỹ đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Ngược lại, Tây Ban Nha là đất nước không liên quan đến Thế chiến I. Do đó, các tờ báo tại đây không phải tuân theo sự kiểm duyệt trong cuộc xung đột. Đại dịch cúm 1918-1919 được gọi là “cúm Tây Ban Nha” vì Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên đưa tin tức về nó.
Người sống sót luôn bị ám ảnh
Những người Mỹ sống sót qua đại dịch đã phải đối mặt vớingười tử vong lớn chưa từng thấy kể từ cuộc Nội chiến. Kenneth Crotty, một đứa trẻ 11 tuổi vào thời điểm xảy ra đại dịch, nhớ lại:
“Thật đáng sợ, bởi vì mỗi buổi sáng thức dậy, tôi đều hỏi: ‘Những ai đã chết trong đêm qua?’ Ai cũng biết cái chết sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.”
Một phần nguyên nhân khiến đại dịch năm 1918 trở nên đặc biệt đáng sợ là vì nó nhanh chóng của những người trẻ khỏe mạnh. Như một y tá đã chia sẻ:
“Trước khi dịch bệnh xảy ra, cái chết đa số xuất phát từ tuổi già, ốm đau hay tai nạn. Giờ đây chúng ta phải chứng kiến sự ra đi của những người trẻ đang phơi phới chờ đón một cuộc sống tuyệt vời. Cúm làm giảm sức đề kháng của họ, làm nghẹn phổi, làm trái tim họ yếu đi… Không có gì ngoài nỗi buồn và sự kinh hoàng đối với những người sống sót khi nhìn người xung quanh dần dần biến mất.”
Cuối năm 1919, đại dịch cúm đã chấm dứt hoàn toàn. Nó chấm dứt không phải vì con người đã tìm ra được cách khống chế virus, mà bởi vì những người nhiễm bệnh, đồng thời phát triển khả năng miễn dịch trên những người .
Khi xác chết những nạn nhân phân hủy trong lòng đất, virus cúm Tây Ban Nha cũng . Nó chôn vùi theo rất nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học cũng không giải thích được.
Comments