in

Đàn hồng hạc ‘thắp sáng’ cả Mumbai khi nơi đây bị phong tỏa

Khi con người ngồi trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, động vật thì trở lại chiếm lĩnh thế giới. Điều đó không chỉ diễn ra với loài rùa ở Florida, loài sư tử ở Nam Phi và mà có cả loài hồng hạc .

Theo trang Science Times, thông thường, từ khoảng tháng 11 đến tháng 5, sẽ di cư đến Mumbai để kiếm ăn và sinh sản. Nhưng hiện nay, số lượng loài chim này đang bùng nổ vì ngày càng ít người ra đường.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Bombay (BNHS) cho thấy số lượng chim hồng hạc di cư vào năm nay đã cao hơn 25% so với năm ngoái. Theo nhóm, có khoảng 150.000 con hồng hạc đã tới Mumbai để kiếm ăn trong khi con người bị bắt phải ngồi nhà.

Deepak Apte, giám đốc BNHS, nói: “Một lý do khác khiến những đàn lớn di chuyển tới đây là những đàn trước đó đã từng tới đây để sinh sản. Ngoài ra, việcđem lại cho chúng sự bình yên để kiếm thức ăn và sinh sống thoải mái.”

Trợ lý giám đốc của BNHS , ông Rahul Khot chia sẻ rằng trong năm nay, chim hồng hạc có thể tồn tại lâu hơn bình thường trong năm nay do mưa lớn và điều này giúp chúng dễ tìm thức ăn hơn. Khot nói: “Trong lúc phong tỏa, lượng nước thải công nghiệp suy giảm nhưng dòng nước thải sinh hoạt lại tăng lên, giúp hình thành các sinh vật phù du hay tảo, tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho hồng hạc và các loài chim khác.”

Mặc dù người dân nơi đây không thể ra ngoài để nhìn thấy những con chim này bằng xương bằng thịt, nhưng họ vẫn có thể thường thức những màn trình diễn kỳ diệu từ ban công mỗi ngày khi đám hồng hạc tụ tập lại, tạo nên những hồ nước lấp lánh ánh hồng trong ban đêm. Nói chuyện với tờ Hindustan Times, một vài cư dân chia sẻ: “Những người bị nhốt ở nhà dành cả buổi sáng và buổi tối trên ban công của họ để chụp ảnh và quay phim về lũ hồng hạc này. Việc bị phong tỏa sẽ giúp mọi người để ý những gì xung quanh mình, điều mà họ từng cho là hiển nhiên và hi vọng nơi này sẽ sớm được tuyên bố là một khu bảo tồn chim hồng hạc.”