in

Tấm ảnh ăn mừng chiến thắng và cuộc đua chết chóc đến Nam Cực

Đây là những nhà thám hiểm người Anh ở Nam Cực vào tháng Một năm 1912. Bức ảnh đánh dấu vạch đích của một . Hai đội thám hiểm từ Anh và Na Uy đã đi hơn 1,400km tới những nơi băng giá nhất địa cầu và phải quay về trước khi mùa đông đến. Thoạt nhìn, đây giống như một bức ảnh mừng chiến thắng của người Anh, ngoại trừ việc họ đang đứng trước túp lều treo quốc kỳ Na Uy. Và mọi chuyện bắt đầu tệ hơn từ đây.

Robert Falcon Scott

Robert Falcon Scott là một nhà thám hiểm kỳ cựu, ông đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ cho chuyến đi này với ước mơ sẽ trở thành người đầu tiên đến được Nam Cực. Cùng với nhóm thám hiểm và những nhà khoa học, ông đã tiến hành nghiên cứu Nam Cực và thu thập dữ liệu về năm chu kỳ mùa trên lục địa.

Biểu đồ ước tính nhiệt độ trung bình sẽ là bao nhiêu trong năm, với mùa hè dao động từ khoảng -1 độ C đến -12 độ C và bắt đầu giảm mạnh từ tháng Tư. Biểu đồ này rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của Scott.

Scott dự định sẽ sử dụng ngựa cho 700km đầu tiên để đi qua thềm băng Ross, sau đó bắn lũ ngựa ở chân sông băng Beardmore, và đi bộ đến điểm kết thúc hành trình. Trong đó bao gồm một đoạn dài 200km qua phía trên cùng của sông băng, hơn 480km về phía cực và toàn bộ đường quay về, hành trang mang theo gồm hàng trăm kg thiết bị và đồ dùng.

Sử dụng ngựa và sức của các thanh niên trai tráng khá là hợp lý với Scott vào thời điểm đó. Các nhà thám hiểm người Anh đã từng sử dụng phương pháp này để vận chuyển thiết bị trong một chuyến thám hiểm Nam Cực trước đây. Thêm vào đó, người Anh không có kinh nghiệm sử dụng chó. Họ tin rằng sức người là cách chắc chắn nhất để thực hiện việc leo lên sông băng và tới Cao nguyên Nam Cực. Đây là một, với tiến triển chậm, nhiều người có thể nản chí, nhưng nhóm thám hiểm của Scott không hề đơn độc.

Ở phía bên kia của cuộc đua là nhà thám hiểm người Na Uy Roald Admundsen, nhóm của ông cắm trại không xa so với nhóm thám hiểm của Scott. Admundsen cũng muốn là người đầu tiên đến được Nam Cực. Nhóm thám hiểm Na Uy đều là những vận động viên trượt tuyết lão luyện, biết cách di chuyển trong điều kiện lạnh giá. Và một lợi thế nữa là họ biết sử dụng chó.

Tin tức về cuộc thám hiểm của người Na Uy làm Scott có phần lo lắng, nhưng ông vẫn lạc quan. Admundsen đã bắt đầu khoảng 95km gần với cực nhưng lại chọn đi một tuyến đường chưa được chứng minh là có thể qua lại. Vô tình gặp phải một chướng ngại vật không xác định hoặc rơi vào một rãnh băng chưa được biết đến có thể làm chậm đoàn thám hiểm của Admundsen.

Roald Admundsen

Nhưng những nhà thám hiểm người Na Uy đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bất chấp hoàn cảnh. Vào thời điểm Scott chạm đến đích, lá cờ Na Uy của Admundsen đã ở đó chờ ông. Người Na Uy và những con chó của họ đã đạt mục tiêu năm tuần trước đó và đã gần như hoàn thành chuyến quay về khi người Anh chạm đến Nam Cực. Không cần phải nói, Scott và đoàn thám hiểm của ông rất đau lòng. Họ đã chụp bức ảnh này bên ngoài lều của Admundsen vào ngày bắt đầu chuyến hành trình trở về. Scott viết trong nhật ký của mình:

Tôi để lại lời nhắn này để mọi người biết rằng tôi và một số người bạn đã đến thăm túp lều, Bowers chụp hình và Wilson đang vẽ. Chúng tôi sẽ quay về với hành trình dài hơn 1,200km. Tạm biệt những giấc mơ xa!

Đây là lúc mọi rắc rối ập lên đầu nhóm thám hiểm. Bức ảnh được chụp vào giữa tháng Một, lúc này vẫn còn đang là giữa mùa hè Nam Cực. Theo những nghiên cứu của họ, nhóm thám hiểm còn khoảng ba tháng trước khi nhiệt độ ở thềm băng Ross hạ đến mức chết người, khoảng thời gian này là đủ để họ thực hiện chuyến đi bộ dài của mình. Nhưng vào năm 1912, mọi thứ đã không theo kế hoạch.

Scott cùng những anh em thám hiểm của ông, chụp vào 18/1/1912.

Đường nhiệt độ trung bình năm đó và nhiệt độ mà nhóm của Scott tính toán đo đạc đã lệch nhau rất nhiều. Đã có nhiều ngày liên tiếp nhiệt độ rơi xuống mức âm 34 độ C. Tiếp xúc lâu dài với điều kiện này về cơ bản là không thể. Người thiệt mạng đầu tiên xuất hiện, ông ngã quỵ và rơi vào hôn mê sau vài cú ngã trên sông băng. Người tiếp theo chết khoảng một tháng sau đó. Bị tê cóng tay chân, ảnh hưởng tiến trình của nhóm cũng như cơ hội sống sót của họ, ông lặng lẽ bước ra khỏi lều và hy sinh thân mình trong cơn bão tuyết. Ba người cuối cùng, bao gồm cả Scott đã đến được cách kho cung cấp 17km thì cũng buông xuôi số phận. Căn lều cùng với thi thể, nhật ký và ảnh, được tìm thấy tám tháng sau bởi một nhóm tìm kiếm.

Thời gian dần trôi qua, Scott được nhớ tới như một nhà thám hiểm can đảm nhưng cũng là kẻ ngu ngốc dùng ngựa để tiến hành khám phá Nam Cực. Nhưng vấn đề ở đây là kế hoạch của Scott đáng lẽ đã thành công. Các phép đo từ trạm thời tiết hiện đại dọc theo tuyến đường của Scott cho thấy tính toán của ông đã đúng và chính xác một cách ấn tượng. Điều mà Scott và đoàn thám hiểm trải qua vào năm 1912 là một sự bất thường. Những sự bất thường trong nhiệt độ của năm 1912 diễn ra mỗi 15 năm, biến một hành trình vốn đã rủi ro trở nên vô vọng.

Bức ảnh họ chụp bên ngoài túp lều của Admundsen có ý nghĩa như một sự chấp nhận thất bại sau khi kết thúc cuộc đua dài. Nhưng đồng thời cũng là thứ đánh dấu vạch xuất phát của một cuộc đua khác mà họ thậm chí còn không biết là bản thân đang tham gia – cuộc đua tuyệt vọng, trốn thoát khỏi nơi lạnh giá nhất Trái Đất.