in

Cuộc đua định mệnh: Những chú chó vượt bão tuyết cứu một thị trấn khỏi dịch bệnh chết người

Câu chuyện về chó Balto, Togo và những chú chó kéo xe là một trong những giai thoại có sức ảnh hưởng nhất về loài chó đối với người dân Mỹ, đồng thời góp phần thay đổi cách nhìn của nhiều người đối với loài vật đáng yêu này, chó không chỉ là người bạn trung thành, chúng còn quả cảm, đáng tin cậy và đôi khi một chú chó có thể cứu mạng chúng ta.

Dịch bệnh ở Nome vào năm 1925

Nome là một thị trấn nhỏ ở vùng Tây Bắc Châu Mỹ (ngày nay là thành phố Nome thuộc bang Alaska của Hoa Kỳ), tai họa giáng xuống người dân ở đây khi dịch bệnh bạch hầu (diphtheria) bùng phát. Trẻ em mắc bệnh bạch hầu có tỉ lệ tử vong rất cao, trong khi serum (huyết thanh) chữa bệnh thì chưa được phổ biến vì mới được phát minh trước đó không lâu, còn vắc-xin thì còn đang trong thời gian nghiên cứu.

Thị trấn Nome những năm 1920, nơi xảy ra dịch bệnh chết người.

Bệnh bạch hầu có thể đặc biệt nguy hiểm với các cộng đồng bị cô lập như Nome, huyết thanh thường chỉ được lưu trữ ở những đô thị lớn. Nơi gần nhất có huyết thanh là thành phố Anchorage, cách Nome hơn 800 km. Mùa đông khắc nghiệt của Alaska khiến giao thông tê liệt, người ta lo ngại rằng trẻ em trong thị trấn sẽ chết hết.

Kết quả hình ảnh cho 1925 serum run

Lúc này, hy vọng duy nhất của thị trấn Nome là đoàn xe chó kéo, vào lúc ấy đây là phương tiện duy nhất có thể vượt qua thiên nhiên hoang dã của Alaska trong mùa tuyết rơi dày. Đoạn đường từ Anchorage đến Nome đi bằng xe chó kéo phải mất 1 tháng, thế nhưng những người bệnh chỉ có tối đa 2 tuần để sống sót. Để tăng tốc độ vận chuyển, người ta quyết định dùng nhiều đoàn xe luân phiên chuyển tiếp huyết thanh không ngừng nghỉ.

Bản đồ đường xe chó kéo mang huyết thanh tới Nome (màu xanh lá cây).

Những người chịu trách nhiệm là các thợ huấn luyện chó gồm Wild Bill Shannon, Leonhard Seppala – một người Mỹ gốc Na Uy, Charlie Olson, Gunnar Kaasen và một số người khác, số phận của Nome đặt lên vai những người này và chó kéo xe của họ. Lịch sử nước Mỹ ghi nhận sự kiện này là “Cuộc đua vĩ đại của lòng từ bi” (Great race of mercy) hoặc “Cuộc đua chuyển huyết thanh” (Serum run).

Những chú chó chạy đua với thời gian vì tính mạng con người

Chặng 1 (84km) : Wild Bill Shannon khởi đầu vất vả

Ngày 27 tháng 1 năm 1925, Wild Bill Shannon nhận huyết thanh được vận chuyển từ Nenana đến Anchorage bằng tàu hỏa, gói hàng chứa serum chỉ nặng khoảng 9 – 10 kg nhưng nó phải được vận chuyển rất cẩn thận. Shannon lên đường cùng với 11 chú chó kinh nghiệm của ông, được dẫn đầu bởi chó Blackie – một con Siberian Husky 5 tuổi mạnh mẽ và bản lĩnh, nó có ông nội là một con sói tuyết.

Bất chấp trời lạnh âm 50 độ C, Shannon và lũ chó lên đường, họ phải chịu rủi ro khi đi trên sông băng Yukon vì đường chính đã bị phá hủy vì đoàn xe ngựa đi qua trước đó. Mặc dù đã đề phòng trước nhưng Shannon bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt (hội chứng hypothermia). Shannon vượt qua nhiều tình huống nguy hiểm và nếu không có sự kinh nghiệm của chó Blackie thì cả đoàn đã tử nạn.

3 trong số 11 chú chó của Shannon bị kiệt sức và gục ngã, 1 chú chó khác tên Bear cũng chảy máu ở mồm và không thể tiếp tục hành trình. Shannon buộc phải bỏ chúng lại để theo đuổi sứ mệnh cao cả hơn. Khi đến đích ở Minto, mặt của Shannon bị hỏng 1 phần do bỏng lạnh. Sau đó ông đã quay lại để cứu 4 con chó bị thương nhưng chúng đều đã chết do viêm phổi, cả 4 được mang về để chôn cất đàng hoàng.

Chặng 2 (600 km): Những người bản địa chạy tiếp sức

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 1 đến 31 tháng 1 năm 1925, rất nhiều người Mỹ bản địa Alaskan đã chia nhau đi những chặng ngắn từ 30 – 50 km để hoàn tất quãng đường hơn 600 km, gần 2/3 cuộc hành trình đến Nome. Dan Green bắt đầu đoạn đường này suôn sẻ, thuốc giao đến tay Sam Joseph của bộ lạc Tatana bản địa Alaskan, anh này cùng 8 chú chó Alaskan Malamute tiếp tục vận chuyển thuốc xuyên rừng.

Ngày 29, gói hàng được giao cho Edgar Kalland rồi đến tay Harry Pitka, Harry điều khiển 7 chú chó đi suốt đêm dài để gặp Bill McCarty. McCarty cùng chó đầu đàn tên Prince vượt bão tuyết trong 1 giờ để giao hàng cho Edgar Nollner, anh ta và chó Dixie 8 tuổi tiếp tục chạy 40 km cuối cùng hoàn tất chặng đường của ngày 29.

Ngày 30, gói hàng được Charlie Evans chịu trách nhiệm, anh ta vượt qua núi Bishop, ở nhiệt độ âm 53 độ C cùng đàn chó kéo xe gồm 9 con, 2 trong số đó bị đông cứng khớp háng do quá lạnh. Serum được trao cho Jack Nicholai, một người đàn ông nhỏ con nhưng nổi tiếng có sức mạnh kinh người. Anh ta chạy bộ suốt đêm để giúp đàn chó kéo xe nhẹ hơn, đi nhanh hơn.

Cuối ngày 30, Victor Anagick và 11 chú chó của anh đi 55 km cuối cùng của chặng ngày 30 tháng 1 để gặp Henry Ivanoff, một người Eskimo, họ sắp giao số serum cho Leonard Seppala vào sáng ngày 31 để bắt đầu chặng thứ 3 và cũng là chặng nguy hiểm nhất của quãng đường. Lúc này serum chỉ còn cách đích đến Nome 321 km, nhưng ở Nome đã bắt đầu có 6 7 người chết vì bệnh bạch hầu…

Chặng 3 (146 km): Seppala và Togo – chú chó có trái tim sư tử

Kết quả hình ảnh cho togo and seppala
Seppala và nhóm 6 chú chó Husky đã vượt qua chặng đường dài và nguy hiểm nhất cuộc đua. Togo là chú chó ngoài cùng bên trái.

Leonard Seppala, người kinh nghiệm nhất trong số những nhà huấn luyện chó được nhắc đến ở đây, ông ta đã 48 tuổi và chỉ có đàn chó 6 con được dẫn đầu bởi chó Togo và Scotty. Họ chịu trách nhiệm vượt qua quãng đường 146 km được cho là khó nhằn nhất.

Kết quả hình ảnh cho togo and seppala
Chân dung chó Togo.