in

Lời nguyền về Diệp Hách Na Lạp Thị – những người phụ nữ gián tiếp khiến nhà Thanh diệt vong

Trong suốt chiều dài lịch sử, dù các hoàng đế nhà Thanh sở hữu không ít phi tử họ Diệp Hách Na Lạp, nhưng các phi tử này không bao giờ có địa vị quá cao hay nắm giữ quyền lực quá nhiều khi còn sống.

Vậy tại sao lại có quy định kì quái đến thế?

Hoá ra tộc Ái Tân Giác La và tộc Diệp Hách Na Lạp là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Ban đầu thủ lĩnh tộc Ái Tân Giác La muốn đánh bại tộc Diệp Hách Na Lạp để thống nhất hai bộ tộc nên đã khơi dậy chiến tranh. Chẳng ngờ lúc ấy tộc Diệp Hách Na Lạp mạnh hơn nên đã đánh bại tộc Ái Tân Giác La và trở thành bộ tộc lớn nhất vùng Đông Bắc, đồng thời cũng trở thành gia tộc danh giá bậc nhất của người Mãn.

Đến thời kì của Thanh Thánh Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, bộ tộc Ái Tân Giác La trở nên cực kì mạnh mẽ, họ dẫn đầu tộc Nữ Chân ở Kiến Châu đánh bại tộc Diệp Hách Na Lạp, thậm chí giết luôn thủ lịch của tộc Diệp Hách Na Lạp lúc bấy giờ. Trước khi chết vị thủ lĩnh này đã buông lời nguyền rủa: “Con cháu của ta, dù chỉ còn một đứa con gái, cũng sẽ trả thù Mãn Châu.”

Từ đó về sau, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho rằng: “Kẻ diệt tộc Mãn Châu chắc chắn sẽ mang họ Diệp Hách”. Thế nhưng vào lúc này tộc Ái Tân Giác La muốn thống nhất Trung Nguyên, họ phải bỏ qua thù hận giữa hai tộc, lấy lợi ích chung làm trọng. Vậy nên Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã cưới một người phụ nữ có địa vị cao trong tộc Diệp Hách Na Lạp về, từ đây bắt đầu việc thông hôn nhiều đời giữa hai tộc.

Dân gian đồn rằng, lúc Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho xây dưng lại cố cung, đã đào được một tấm bia đá, trên bia đá viết “Kẻ diệt Thanh, đích thị Diệp Hách Na Lạp”. Nhưng các học giả chưa bao giờ tìm được tấm bia đá này nên độ chân thật của lời đồn còn cần kiểm chứng thêm.

Thế nhưng điều thú vị là quả thật triều nhà Thanh diệt vong, ít nhiều cũng có liên hệ tới 2 người phụ nữ họ Diệp Hách Na Lạp: Hai vị thái hậu nổi tiếng nhất những năm cuối nhà Thanh đều mang họ này.

Một là Từ Hi Thái hậu, một là Long Dụ Thái hậu. Từ Hi Thái hậu thì không cần phải nói: dù không trực tiếp bán nước nhưng hàng loạt điều ước được cho là làm nhục quốc thể đều được ký kết dưới thời đại của bà, làm tăng tốc quá trình diệt vong của nhà Thanh. Về phía Long Dụ Thái hậu, chiếu thư thoái vị của Hoàng đế Tuyên Thống chính là do bà ký thay.

Những điều này vô hình trung càng làm lời nguyền được lưu hành bấy lâu trong dân gian trở nên đáng tin hơn.

Nhưng nếu các hoàng đế nhà Thanh không dám cho phụ nữ họ Diệp Hách Na Lạp quá nhiều quyền lực, vậy tại sao lại có người dám vi phạm tổ huấn, đưa 2 người phụ nữ này lên nắm quyền?

Thực tế, Từ Hi chưa bao giờ được lập làm hoàng hậu

Bắt đầu từ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, triều nhà Thanh đã có truyền thống liên hôn với nhà Diệp Hách Na Lạp. Nhưng các vị phi tử mang họ này chưa có bất kì ai trở thành hoàng hậu, con cái của họ cũng không có một người nào trở thành vua. (Ngoại trừ Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu – sau này là Long Dụ Thái hậu, Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân, do Từ Hi sắc phong, không phải do Quang Tự đế lập)

Còn Từ Hi chưa một ngày được ngồi trên ngôi vị tối cao này, mà lúc ấy hoàng hậu là Nữu Hỗ Lộc thị, cũng chính là Từ An Thái hậu. Địa vị cao nhất bà từng sở hữu khi Hàm Phong còn sống chỉ là Quý phi.

Sau khi hạ sinh Tái Thuần, Hàm Phong chỉ phong bà làm Phi, một năm sau mới tấn chức Quý phi, chứ chưa bao giờ có ý lập bà làm hậu. Rất nhiều người đều cho rằng Hàm Phong tuy không lập Từ Hi làm hoàng hậu, nhưng lập con bà làm thái tử cũng đã vi phạm tổ huấn. Tuy nhiên Hàm Phong chỉ có một đứa con trai là Tái Thuần, sao ông có thể bỏ con mình mà lập con kẻ khác làm thái tử được.

Hàm Phong từng nghĩ giết Từ Hi

Hàm Phong
cũng từng muốn noi theo Hán Vũ đế giết Câu Dực phu nhân, ban chết cho Từ Hi.
Nhưng ông niệm ân tình ngày xưa, không nỡ xuống tay, cuối cùng tạo ra hậu hoạn
khôn lường ngày sau.

Vì tránh việc Từ Hi ôm đồm quyền lực, trước khi lâm chung, Hàm Phong đã chuẩn bị rất nhiều, đầu tiên là hạ chỉ thành lập “Cố mệnh bát đại thần” để phụ tá Tái Thuần. Có 8 người này, một người phụ nữ như Từ Hi có muốn làm gì cũng khó thể làm được, chẳng qua ông đã đánh giá thấp năng lực của Từ Hi.

Bên cạnh đó, ông còn đưa con dấu Ngự Thưởng cho Nữu Hỗ Lộc thị, giao con dấu Đồng Đạo Đường cho Từ Hi.

Vốn con dấu Đồng Đạo Đường nên giao cho thái tử, nhưng thái tử còn nhỏ, vì vậy Từ Hi sẽ giữ tạm, đợi khi thái tử lớn mới trao lại cho thái tử. Nhưng để tránh cho Từ Hi lạm quyền, Hàm Phong cũng hạ lệnh bất kì chiếu thư nào đều phải có con dấu của hai cung mới có hiệu lực.

Tóm lại, vì khống chế Từ Hi, Hàm Phong đã chuẩn bị rất nhiều, nếu mọi việc diễn ra đúng như dự định của ông, sau khi lớn lên, Tái Thuần sẽ lấy lại được quyền lực tự mình chấp chính. Tiếc rằng vì niệm tình cũ mà ông đã để lại mối hoạ với cho triều nhà Thanh.

Hàm Phong qua đời, Từ Hi liên hợp với Từ An, lần lượt xử tử cố mệnh bát đại thần, sau này khi bà dần dần nắm giữ quyền lực cao nhất của triều đình, đã dùng tác phong xa hoa lãng phí và những thói hư tật xấu của mình để gia tốc quá trình diệt vong của .

Đến đời Long Dụ Thái hậu, bà lại trực tiếp thay Tuyên Thống đế – Phổ Nghi, ký vào hiệp ước thoái vị, đặt dấu chấm hết cho triều nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ ngàn năm của .

Có thể nói lời nguyền của tộc Diệp Hách Na Lạp đã ứng nghiệm lên người cả 2 người phụ nữ này.