in

Nhân sự kiện George Floyd, cùng nhìn lại quyền công dân của người gốc Á tại nước Mỹ

Lịch sử về người Mỹ gốc Á chưa bao giờ thuộc phần trọng tâm trong các chương trình giảng dạy tại các trường ở Mỹ. Tuy đã là một cộng đồng, họ vẫn bị coi là người nước ngoài mãi về sau mặc dù có nền lịch sử phong phú ở Hoa Kỳ có từ nhiều thế kỷ trước.

Mặc dù các bài học ở trường chỉ nói lướt qua về cách cư xử tồi tệ của công nhân đường sắt Trung Quốc trong những năm 1800, nhưng chỉ một vài câu chú thích trong một cuốn sách lịch sử sẽ không bao giờ đủ để mô tả chính xác sự tàn bạo mà người châu Á phải đối mặt ở Mỹ cũng như không được công nhận cho các anh hùng dân quyền trong cộng đồng của họ, những người đã chiến đấu chống lại những bất công này.

Dành cho những người tò mò về hoạt động của người Mỹ gốc Á và sự phân biệt đối xử mà cộng đồng của họ đã chống lại, dưới đây là 10 điều ngạc nhiên về lịch sử của quyền của công dân Mỹ gốc Á mà bạn có thể chưa từng được biết.

1. Sự kiện công nhân đường sắt Trung Quốc đình công vào năm 1867

Nguồn: Thư viện cộng đồng Vancouver

Lịch sử về việc người châu Á thực hiện quyền biểu tình của họ bắt nguồn từ những nhóm người nhập cư sớm nhất, việc này chứng minh rằng định kiến về sự ​​hiền lành và ngoan ngoãn xung quanh người châu Á chưa bao giờ dựa trên bằng chứng thực tế.

Trong thời gian thiếu lao động trầm trọng vào những năm 1860, giám đốc Trung tâm Thái Bình Dương Charles Crocker đã thử nghiệm thuê những người lao động Trung Quốc, những người trước đây đã từng làm việc tại trung tâm đường sắt California. Vì có định kiến với Trung Quốc nên nhiều người tin rằng người Trung Quốc không có đủ sức lực cho công việc, ý tưởng này đã phải đối mặt với một số phản ứng dữ dội. Tuy nhiên, tổng giám đốc xây dựng James Strobridge đã bắt đầu bằng cách thuê 50 công nhân Trung Quốc vào năm 1865 để thử nghiệm, sau đó thuê thêm 50 nhóm khi thử nghiệm được coi là thành công. Sau khi hết lao động Trung Quốc để thuê, nhóm đã sắp xếp đưa công nhân trực tiếp từ Trung Quốc bằng thuyền.

Trong khi công nhân da trắng kiếm được 40$ mỗi tháng thì công nhân người Trung Quốc chỉ nhận được khoảng 31$ khi phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, thời gian làm việc lâu hơn và thường phải đối mặt với bạo lực về thể xác. Không những thế, họ còn phải trả tiền cho chỗ ở, thực phẩm và các dụng cụ của họ, không giống như các công nhân da trắng.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 6, khoảng 3.000 lao động Trung Quốc đã biểu tình trong 8 ngày, họ yêu cầu mức lương công bằng, thời gian làm việc ngắn hơn và điều kiện làm việc tốt hơn so với trước đây, khiến đây trở thành cuộc đình công lớn nhất trong thời đại. Các cuộc đình công đã chấm dứt khi Crocker cắt đứt tất cả thực phẩm và đồ tiếp tế, thực sự bỏ đói các công nhân và buộc họ phải quay trở lại. Tuy nhiên, người lao động Trung Quốc đã được cung cấp mức lương cao hơn một chút theo như thỏa thuận trước khi cuộc đình công bắt đầu.

2. Teddy Roosevelt và định kiến với người châu Á

Nguồn:

Không có gì lạ khi vị tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ được nhớ đến trong sử sách với một hình ảnh tương đối tích cực và tốt đẹp. Roosevelt được biết đến với công việc bảo tồn, mở rộng các công viên và rừng quốc gia và sau đó giành giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1906. Một số người thậm chí có thể nhớ đến ông với vai diễn được yêu thích của Robin William trong tác phẩm “Night at the Museum.

Tuy nhiên, điều mà thế giới ít được nghe thấy là định kiến về người châu Á 1 cách mãnh liệt của ông. Roosevelt cũng là một người ủng hộ nhiệt tình cho việc loại bỏ người châu Á, ông đã từng nói rằng:

Việc cho phép người Nhật vào đất nước chúng ta với số lượng lớn sẽ gây ra vấn đề về các chủng tộc và không đảm bảo an toàn cho các cuộc thi.”

Roosevelt- người được biết đến là một trong những người ủng hộ thuyết ưu sinh, ông cũng tin rằng người da trắng sở hữu đạo đức và trí thông minh vượt trội. Do đó, về cơ bản họ văn minh hơn so với những người thấp kém hơn.

Các nhà sử học vào thời gian đó nhận thấy hành vi phân biệt chủng tộc của Roosevelt và mặc dù những lời nói và hành động của ông ta là sự phản ánh thời đại vào lúc ấy một cách rõ rệt, nhưng đó cũng không phải là lí do chính đáng để tiếp tục hành vi này.

3. Các trại tập trung người Nhật Bản

Cho đến nay, hầu hết các thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Á đều biết về sự tàn bạo liên quan đến các trại tập trung người Nhật Bản được thành lập bởi Franklin D. Roosevelt vào năm 1942. Tuy nhiên, hệ quả của việc này cũng đã khiến người Hoa Kỳ chán ghét hành động của chính phủ vì những hành động tàn bạo đó – chẳng hạn như gọi những trại này là trại giam.

Khi FBI bắt đầu đột kích vào nhà của những người nhập cư Nhật Bản, ngay cả các cựu chiến binh trong Thế chiến I- những người đã chiến đấu cho Hoa Kỳ cũng có thể bị vây bắt. Tài sản của bất kỳ ai có dính líu với Nhật Bản đều bị đóng băng, những gia tài quý giá của gia đình bị tịch thu và bất cứ ai cố giữ vật kỷ niệm gia đình đều bị bắt giữ.

Khi những “tù nhân” này đến các trại tập trung, các điều kiện sống họ phải đối mặt có thể được so sánh với cách đối xử đối với các tù nhân chiến tranh châu Âu. Những người Mỹ gốc Nhật này bị buộc phải ngủ trong chuồng gia súc hoặc gia cầm để lấy phân, chúng thường không có mái che trên đầu và chất lượng việc chăm sóc sức khỏe, thức ăn và vệ sinh rất kém. Không những thế, họ không được bảo đảm an toàn, bị buộc phải tắm và sử dụng nhà vệ sinh chung với khá nhiều người.

Bất kỳ người nào tìm cách trốn thoát hoặc chống lại mệnh lệnh cũng có thể bị trừng phạt bằng cái chết. Ví dụ, Ichiro Shimoda- một người đàn ông mắc bệnh tâm thần ở tuổi 40 vì cố gắng trốn thoát nên đã bị bắn chết ngay lập tức. Tương tự, Hirota Isomura và Toshiro Kobata đã bị bắn sau khi bị buộc tội cố gắng bỏ trốn, sau đó đã được chứng minh là vô tội.

Tuy nhiên, có rất ít người Mỹ gốc Nhật có thể thoát khỏi các trại này bằng cách di chuyển đến quần đảo Hawaii. Ở đó, người Hawaii địa phương được nhờ vả bảo vệ người Nhật vì nhiều người nhập cư này làm việc trên các đồn điền dứa và mía của họ.

4. Các cuộc biểu tình của sinh viên người Mỹ gốc Á