in

Phân có mùi vị gì? Ăn phân có cảm giác thế nào?

“Cái này khó ăn như phân ấy!”

Trong cuộc sống bình thường những ai nói ra được câu này, chắc đã ít nhất một lần thử ăn phân. Nhưng ngại bị dè bỉu nên họ sẽ không bao giờ thừa nhận chuyện mình từng ăn phân cả.

Nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến việc thăm dò mùi vị phân của nhân loại. Trong suốt chiều dài lịch sử, đã có không ít người lấy thân mình ra thử nghiệm và ghi chép lại cảm xúc không thể nào quên đó.

Vậy cùng lật lại sách sử xem người xưa đã miêu tả mùi vị của phân thế nào nhé.

Trong Bản Thảo Cương Mục từng ghi:

Phân có vị đắng, tính lạnh, không độc, có thể dùng để chữa bệnh thương hàn, sốt cao.

Từng nghe Lý Thời Trân lấy thân nếm thử trăm loại thảo dược, nhưng chắc không ai ngờ ông còn dám nếm thử cả phân đâu nhỉ. Có thể nói tinh thần dâng hiến cho y học của ông đáng được người đời sau kính ngưỡng.

Tuy nhiên Lý Thời Trân chắc chắn không phải người đầu tiên càng không phải người cuối cùng nếm thử phân.

Văn hiến đầu tiên ở Trung Quốc ghi lại việc dùng phân làm thuốc là trong cuốn Ngũ Thập Nhị Bệnh Phương – quyển sách này ước chừng có từ thời Chiến Quốc phân tranh.

Theo những gì được ghi lại trong thì thống kê được các loại phân có tổng cộng 10 loại sau: phân khô, phân nước, phân thai nhi, phân trẻ em, phân xanh, phân vàng, phân giấy bản, phân trên gỗ, phân giòi, phân giun đũa.

Ngoài Lý Thời Trân hy sinh thân mình cống hiến cho nền y học nước nhà, thì trong lịch sử cũng còn không ít người đã từng thử nếm phân khác, mà nổi tiếng nhất phải kể đến câu chuyện Câu Tiễn nếm phân của Phù Sai.

Việt Vương Câu Tiễn sau khi nếm thử phân đã cho ra kết luận như sau:

Vật này có vị đắng kèm theo chua chát khó tưởng.

Nhưng Việt Vương Câu Tiễn này, bình thường ngủ còn thích treo túi mật đắng trên đầu giường, rảnh rỗi lại tích vài giọt xuống nếm cho bớt lạt miệng, thì giờ ông ấy nếm thử phân cũng không phải chuyện gì đáng kinh ngạc.

Nhưng đã có một người nếm ra vị khác với Câu Tiễn và Lý Thời Trân, đó chính là Dữu Kiềm Lâu và câu chuyện nếm phân lo âu nổi tiếng được liệt vào trong sách Nhị Thập Tứ Hiếu, được người đời hết lòng ngợi khen.

Dữu Kiềm Lâu vốn đang ở vùng ngoài nhậm chức, có hôm ông dự cảm được trong nhà sẽ xảy ra chuyện, thế là từ quan về nhà, quả nhiên khi về tới nhà, cha mẹ ông đã bệnh nằm liệt giường. Ông vội hỏi thầy thuốc tình hình cha mẹ mình, thầy thuốc từ tốn chia sẻ:

Muốn biết bệnh tình ra sao thì phải xem vị của phân. Nếu là vị đắng chát thì còn có thể cứu được, nhưng nếu là vị ngọt thì nên chuẩn bị tang ma hậu sự cho hai ông bà.”

Kết quả Dữu Kiềm Lâu vì quá yêu thương cha mẹ đã bất chấp tất cả nếm thử phân, vị phân mà ông nếm ra được là vị ngọt, nên chẳng bao lâu sau quả đúng như lời thầy thuốc kia nói, cha mẹ ông đã qua đời vì bệnh nặng.

Những câu chuyện này hầu hết đều xảy ra ở thời cổ đại, cách chúng ta có hơi xa, nên giờ hãy quay trở về với thời hiện đại, nơi có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhé.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì thật ra phân phải có tổng cộng năm mùi vị, bao gồm: mặn, chua, đắng, ngọt và cay.

Vị mặn của phân đến từ Natri và Kali dư thừa được thải ra khỏi cơ thể thông qua đường ruột, vì thế chúng làm phân có vị mặn.

Vị chua của phân thì đến từ quần thể vi khuẩn sống trong đường ruột người.

Khi con người ăn cơm và các loại thức ăn khác, một phần các chất carbohydrate và cellulose sẽ tiến vào đường ruột. Được quần thể vi khuẩn trong đường ruột phân hoá thành các chất chua hữu cơ như acetic acid, acid lactic,… Những chất có vị chua này hoà trộn vào phân sẽ làm phân có vị chua.

Sự tồn tại của mật làm phân có màu vàng dù ít hay nhiều, bên cạnh đó mật lại là nơi tiết ra chất đắng, nên một phần chất đắng này cũng sẽ hoà trộn vào trong phân, mang tới vị đắng cho phân.

Chúng ta đều biết khi ăn cay, “cúc hoa (hậu môn)” sẽ khá là “cay”, bởi vì trong cơ thể chúng ta khuyết thiếu chất xúc tác dùng để phân giải và tiêu hoá chất cay, cho nên các chất cay này sau khi đi vào miệng sẽ trực tiếp đi thẳng tới “cúc hoa” và ra khỏi cơ thể. Nên nếu như sau khi ăn cay, thì phân chúng ta thải ra hẳn cũng sẽ có vị cay.

Mà phân trong điều kiện bình thường chắc chắn không có vị ngọt, chất đường là nguồn năng lượng quý giá của cơ thể, cơ thể chúng ta sẽ không cho phép chất này tham dự vào quá trình tạo ra phân. Cho nên phân của người bình thường sẽ không có vị ngọt, chỉ khi cơ thể mắc bệnh cực nặng thì phân mới có mùi vị này.

Đây cũng là lý do vị thầy thuốc trong câu chuyện của Dữu Kiềm Lâu nói một khi nếm được vị ngọt thì nên chuẩn bị tang ma. Vì đó là biểu hiện của việc cơ thể bị mất cân bằng về chất một cách nghiêm trọng.

Khi xem phim hoặc đọc tin tức, chúng ta thường thấy ăn một vài thức ăn có nhiều chất gỗ như hạt bắp, nấm kim khâu,… thì khi đi đại tiện chúng vào thế nào sẽ ra thế đó.

Nên nếu ăn vào loại phân này, rất có thể trừ món phân chính ra chúng ta còn sẽ được thưởng thức món điểm tâm như nấm kim châm hoặc hạt bắp không chừng.

Thật ra trừ những thứ trên thì vẫn còn rất nhiều thứ cơ thể chúng ta không thể tiêu hoá được, bột cacao cũng là một trong số đó. Nên nhiều người sau khi ăn chocolate sẽ bị chột bụng, loại phân lúc này không phải “vật chất tối” trong truyền thuyết, mà chỉ là phân bình thường bị bột cacao nhuộm đen. Thành ra lúc này chúng ta sẽ có phân vị chocolate…

Bạn muốn nếm thử phân vị hay là ăn chocolate vị phân? Đây đúng là một câu hỏi khó.

Nói xong về vị, chúng qua quay lại mùi nhé. Tại sao phân lại có ? Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phân giải của các khuẩn que trong đại tràng, tin rằng bất kì ai từng học sinh học và hoá học đều sẽ biết.

Nhưng phân có mùi thối tới vậy, tại sao khi nó còn ở trong cơ thể chúng ta lại không ngửi được gì?

Bởi vì trong nước bọt, thực quản, dạ dày, đại tràng, ruột non của chúng ta có một chất ức chế β, chất này sẽ làm giảm thiểu sự nhạy cảm của chúng ta với mùi phân. Đó cũng là lý do ta không ngửi được vị thối của phân khi nó còn ở trong cơ thể.

Nhưng khi hệ tiêu hoá xảy ra vấn đề, chất ức chế này sẽ mất đi tác dụng hoặc bị yếu hoá, nên nhiều lúc khi hệ tiêu hoá xảy ra vấn đề, ta sẽ cảm thấy miệng mình có mùi hôi. Từ đây ta có thể đặt ra một giả thiết to gan rằng: Nhờ có sự tồn tại của chất ức chế β và trong điều kiện cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, thì chúng ta nếm phân sẽ không ngửi được mùi thối.

Mà theo như lời một vài vị “dũng sĩ” đã thử và chia sẻ thì nó thậm chí có chút vị của khoai nướng.

Ngoài ra đáng nhắc tới là khi ăn phân, bạn không ngửi được vị thối thì nó đồng nghĩa với việc hệ tiêu hoá của bạn đang hoạt động rất tốt (vì lúc này chất ức chế β vẫn hoạt động bình thường).

Nhưng ăn xong có lẽ bạn nên lo lắng một vấn đề khác, đó là:

Rất có thể đầu óc bạn đã xảy ra vấn đề gì rồi!!!

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Không chỉ con người, động vật cũng có thể mắc chứng ‘ái tử thi’

Những ca bệnh khiến các bác sĩ phải thốt lên gặp ‘Thế quái nào họ vẫn sống được?’